Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 17:49 (GMT+7)

Cô gái “Công nghiệp hoá” một thức uống dân dã

Tốt nghiệp Trường THPT Lê Quý Đôn, Đỗ Thị Lan Nhi (sinh năm 1979) thi vào Khoa Hóa, ngành Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Cô gái trẻ có một quan niệm khá thực tế về sự lựa chọn củamình: "Với các ngành công nghiệp hiện đại, Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh. Thực phẩm là ngành đặc thù của mỗi đất nước và... không bao giờ con người từ chối nó". Mơ ước của Lan Nhi là làm sao pháttriển được những nét đặc thù của dân tộc mình. Chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp, bạn bè ai cũng "đặt hàng" những đề tài khá hay, khá nóng và rất vĩ mô. Riêng Lan Nhi, cô khiến mọi người bất ngờ bởimột sự lựa chọn rất đơn giản: Nghiên cứu chế biến nước sâm rong biển từ nguồn rong nâu và các dược thảo.

Không ai ngờ cô gái học xuất sắc nhất nhì khoa lại tính chuyện tốt nghiệp với đề tài về món giải khát khoái khẩu mà mình hay uống bên vỉa hè! Nhưng Lan Nhi có cái lý của cô. Cô cho biết: "Theo xuhướng chung của thế giới, người tiêu dùng hiện nay đang có khuynh hướng lựa chọn các sản phẩm truyền thống mang tính dân tộc, và có thành phần dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên ban đầu. Do đómà một số mặt hàng điển hình trong ngành nước giải khát hiện nay rất được ưa chuộng như nước ép, cam, táo, đào, mãng cầu... nước linh chi, nước giải khát không có gas. Trong lĩnh vực khoa học côngnghệ, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tận dụng, khai thác nguồn nguyên liệu thiên nhiên, giàu dinh dưỡng và đem lại những sản phẩm vừa có hiệu quả kinh tế, vừa cólợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong lúc đó, nước sâm rong biển từ lâu đã được nhân dân ta chế biến và sử dụng rộng rãi vì những ưu điểm của nó như có nguồn gốc tự nhiên, ngon, bổ dưỡng, tính mátphù hợp với khí hậu của Việt Nam và giá rẻ. Em muốn nghiên cứu các đặc tính của sản phẩm và tiến tới sản xuất với quy mô công nghiệp nhằm góp một phần nhỏ vào sự bảo tồn sản phẩm truyền thống, cũngnhư đa dạng hóa thị trường nước giải khát không cồn".

Để đạt được ước muốn đó, Lan Nhi đã dày công cho khâu chuẩn bị. Mặc dù khá đơn giản nhưng lĩnh vực nghiên cứu lại chưa từng có một tiền lệ nên mọi thứ cô phải bắt đầu từ đầu. Khi đã chuẩn bị kỹ vềphần lý thuyết, Lan Nhi bắt đầu hành trình thực nghiệm với những chuyến lân la thử nước sâm rong biển ở hàng chục điểm trên địa bàn thành phố. Không chỉ phân biệt được đâu ngon, đâu không ngon, Nhicòn rành rõi cách nấu nước sâm của người Việt khác người Hoa ra sao. Khi vốn kiến thức về công thức dân gian khá dày, Nhi bắt đầu vào vai nội trợ với những nồi nước sâm tự nấu hằng ngày để... làm mẫunghiên cứu phân tích. Chiều, sau khi tan học, cô tranh thủ một ôm nào rong biển, nào mã đề, thuốc dòi, rễ tranh, mía... cho vào tủ lạnh. Đêm đi dạy ngoại ngữ về lại lúi húi nhặt rửa chuẩn bị cho sángnấu. Khi thành phẩm nước vừa xong, Nhi lại lấy mấy chai nước làm mẫu, lang thang qua hết Phân viện Kiểm nghiệm và Trung tâm Phân tích Thí nghiệm thành phố để phân tích, chạy sắc ký. Ròng rã nhiềutháng trời trằn mình trong phòng thí nghiệm và tính toán, bằng phương pháp sắc ký lỏng, cô đã phát hiện ra loại nước uống dân dã này có rất nhiều vi chất dinh dưỡng hấp dẫn. Rong rất giàu khoángnhưng đồng thời cũng chứa As. Các dược thảo như mã đề, thuốc dòi, rễ ranh, mía... vừa có tác dụng khử bớt mùi tanh của rong vừa là nguồn cung cấp khoáng, bù đắp vào lượng khoáng mất đi do phải hạnchế lượng rong sử dụng nhằm khống chế hàm lượng As. Bên cạnh đó, các dược thảo còn có một số nhóm hoạt chất như Glycozit, Flavonoid, tinh dầu... Không chỉ định danh được những thành phần hóa học củanước sâm, Lan Nhi còn tạo ra một quy trình chế biến và công thức phù hợp. Với thành phần nguyên liệu: 90g rong, 150g mã đề, 150g thuốc dòi, 50g rễ tranh, và lượng thích hợp các nguyên liệu phụ, nấutrong thời gian 45 phút, thanh trùng, Lan Nhi đã tạo ra được loại nước sâm bảo đảm các chất bổ, ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt bảo quản được trong ba tuần, khác với cách nấu dân gian chỉbảo quản tối đa một ngày trong điều kiện thường. Từ công thức, quy trình và cách bảo quản này, người ta chỉ cần nhấn thêm một bước nữa - sử dụng công nghệ đóng chai tự động... là đã có thể sản xuấtcông nghiệp hàng loạt.

Tháng 1 vừa qua, đề tài của cô đã được nhận giải nhì trong số 68 Giải thưởng khoa học sinh viên lần thứ 4 năm 2002 (Eureka 2002). Nhưng mơ ước của cô kỹ sư công nghệ thực phẩm không chỉ dừng lại đó.Lan Nhi vẫn tiếp tục nghiên cứu để món nước giải khát dân dã này tiến cao hơn: biến nồi nước lá nấu kỳ công của dân gian thành một thức uống liền dạng bột hòa tan.

Hiện nay, ngoài công việc của một tư vấn viên thuộc Công ty Bureau Verita chuyên tư vấn về ISO, dạy Anh ngữ buổi tối cho Trường Ngoại ngữ Không Gian, Đỗ Thị Lan Nhi còn đang theo học cao học. Và côvẫn mong giới thiệu được sự đặc thù của thực phẩm Việt Nam trong thời đại hội nhập.

Nguồn: Mai Nguyên Vũ (Tạp chí Tài hoa trẻ), http://www.nhandan.org.vn

Xem Thêm

Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán
Sáng ngày 20/6/2025, Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam (VACPA) phối hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị trực tuyến “Tuân thủ pháp luật chứng khoán và lưu ý các sai sót trong lập báo cáo tài chính”.
Tính chiến lược và lợi ích thực tiễn khi sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên và Đắk Lắk
Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk là bước đi phù hợp với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy hợp tác phát triển KHCN giữa hai địa phương, đây là hướng đi chiến lược, phù hợp xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
Đội ngũ trí thức góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2025-2030
Sáng ngày 21/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo “Góp ý góp dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2025 – 2030” với sự tham dự của các đại biểu nguyên là lãnh đạo tỉnh, các chuyên gia, đội ngũ trí thức của tỉnh.
GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng qua đời
Theo thông tin từ gia đình, GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng, nguyên PCT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua đời do bệnh nặng, hưởng thọ 89 tuổi.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
KHỞI NGUỒN CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có biết bao sự kiện quan trọng gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến sự ra đời của Báo “Thanh Niên”, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng chí Hội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Sơn La
Ngày 17/6/2025, Đoàn công tác Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch LHHVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về đẩy mạnh hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc LHHVN trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm SRD phát động trồng rừng phủ xanh tương lai
Sáng ngày 16/6, tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương đã long trọng tổ chức Lễ phát động chiến dịch trồng rừng phủ xanh tương lai, hưởng ứng Ngày Quốc tế chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6).
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.