Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/05/2008 22:52 (GMT+7)

Chuyện ở Z30D, trại giam lớn nhất Việt Nam

Vùng đất chết...

6h sáng, trời trong vắt, tiếng ve kêu râm ran, tiếng chim ca vang lừng. Trên sân thượng của tòa "bạch ốc" 5 tầng là tổng hành dinh của Ban chỉ huy trại do bàn tay, khối óc của phạm nhân xây dựng. Thượng tá Trần Xuân Kha, phó giám đốc trại phụ trách khối trinh sát chỉ tay về phía ngàn xanh, giọng bồi hồi: "Hơn 30 năm trước (1977), Bộ Nội vụ quyết định dời trại Thủ Đức (trung tâm cải huấn Thủ Đức của chế độ cũ trước năm 1975- PV) tại TPHCM về Tân Minh (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Thuở ban đầu, nơi này là rừng lá đầy muỗi, vắt và khí độc. Dưới chân ngọn núi Bể lô nhô những vạt đá sắc cạnh, cây cối lưa thưa, héo hon. Rồi thú dữ nữa. Khắc nghiệt lắm!".

Thượng tá Kha vốn kiệm lời, nhưng một khi đã vào chuyện anh là người hoàn toàn khác. Anh còn đặc biệt ở câu nói đùa mà thật: "Mình đã có hơn 30 năm ở trại. Không phạm nhân nào "ở tù" lâu bằng mình". Cũng vì có thâm niên như vậy nên anh đã nếm trải đủ món khắc nghiệt của núi rừng nơi này, cả những vất vả, gian lao khi cùng nhiều đồng đội và các thế hệ phạm nhân quyết tâm cải tạo "vùng đất chết". Anh kể: "Vùng này có 7 tháng nắng và 5 tháng mưa. Mưa xuống, vắt, muỗi, rắn độc đặc ken. Nắng lên, nguồn nước từ những con suối tự nhiên ráo quánh lại khiến cỏ cây, con người đều cháy khát. Khi đó, nước quý hơn vàng. Anh em mình không dám để phí dù chỉ một giọt. Còn đổ bệnh vì sốt rét rừng thì không đếm xuể".

Tuy gắn bó với trại "chỉ nhỉnh hơn 20 năm" nhưng trung tá Lê Bá Thụy, đội trưởng Đội tổng hợp cũng đã nếm mùi sốt rét. Anh nhấn giọng: "Ở đây mà không bị sốt rét, không bị vắt đeo mới là lạ. Rừng lúc bấy giờ là rừng lá buông thấp lè tè che tối trời thích hợp cho lũ muỗi sinh con đàn cháu đống. Trái buông rất độc, chỉ cần mình đập dập vài trái rồi thả ở đầu nguồn con suối, lát sau đã thấy cá từ các khe đá nổi trắng bụng".

Quyết định xóa sổ rừng lá buông và thay vào đó bằng rừng tràm, rừng xà cừ, rừng cao su và các loại cây ăn trái, cây công nghiệp có ích là định hướng đúng của lãnh đạo trại. Nhưng khi bắt tay vào việc lại gặp quá nhiều khó khăn. Không chỉ bị muỗi chích, vắt bám, nhiều cán bộ quản giáo và phạm nhân còn bị hơi độc từ rừng lá buông tấn công (do trái chín rớt xuống phân hủy tỏa khí độc và được các tàu lá giữ kín lâu năm- PV). Trung tá Thụy mô tả sự nhọc nhằn: "Rễ buông ăn sâu vào đất đá (ở đây, đá nhiều hơn đất) nên để bứng được gốc rễ của 1 cây buông, phải moi đá cực khổ trăm bề. Còn chuyện bị lá buông (có gai nhọn) cắt tay chân, mặt mũi chỉ là chuyện nhỏ".

Đại tá Hồ Thanh Đình, Cục phó Cục quản lý trại giam V26 cũng có những năm tháng ăn nắng, uống gió và "gửi gắm" cả tuổi thanh xuân với Z30D. "Khi chúng tôi về, vùng này ngày nào cũng xảy ra nạn phá rừng. Rồi băng nhóm sơn tràng trừ khử, đâm chém nhau. Vừa lo quản lý, giáo dục học viên vừa phải chấn chỉnh tình hình khu vực rừng được giao. Đó là hành trình gian nan mà nếu không quyết tâm cao độ, khó mà hoàn thành tốt nhiệm vụ".

Ban chỉ huy trại nhìn từ xa

Ban chỉ huy trại nhìn từ xa

Hóa thiên đường

Chiều nơi đây có nắng vàng diệu vợi

Có hương thơm thoang thoảng, đất vươn mình...

Trại giam Z30D có 7 phân trại và tôi nghe 2 câu hát này từ một phạm nhân tên Bình đang thụ án 20 năm ở phân trại 7 vì tội giết người. Bình vốn là một nhạc công chuyên chơi cho các phòng trà, quán bar có tên tuổi trong thành phố. "Em từng có vợ đẹp, con ngoan, có mái ấm gia đình hạnh phúc mà nhiều người khao khát. Nhưng em đã đánh mất tất cả chỉ vì một hành động nông nổi. Em giận một thằng bạn, 2 đứa lời qua tiếng lại và em chụp dao đâm nó... Bài hát này em mới sáng tác, em đang hoàn thiện dần".

Tiếng guitar bập bùng dưới khu vườn xanh ngắt, vang vọng qua những tán rừng xanh ngắt trên đỉnh núi Bể vốn "phơi đá phô đất" ngày nào đã khơi gợi khung cảnh thanh bình, lắng đọng; đã thu hút nhiều phạm nhân mang đủ loại trọng tội "đáng nể" như cướp của giết người, buôn người, buôn ma túy, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép... lặng nghe. Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình, có lẽ nhiều người trong họ đang nuối tiếc? Hay đang bồi đắp, nhen nhóm cho mình hy vọng được tự do vui đùa với nắng vàng bằng việc cố gắng cải tạo tốt để được đặc xá, được mãn án trước thời hạn?!

Chờ Bình ngưng phím đàn, một phóng viên thắc mắc "Hương thơm thoang thoảng là hương thơm gì?". Thay câu trả lời, Bình chỉ tay về phía vườn điều, vườn xoài trải dọc, bao quanh khu trung tâm trại, rồi khoe: "Nếu anh ra ngoài vào sớm mai, sẽ nghe hương sen, hương rừng, hương đồng gió nội nữa đấy. Đó là mùi thật, hương thật tại chính nơi đây chứ không phải do em tưởng tượng ra".

Như để minh chứng cho khẳng định trên, đại tá Trần Hữu Thông, giám thị trại, người đang giữ trọng trách chỉ huy 1.234 cán bộ chiến sĩ, báo tin vui: "17.000ha đất và đất rừng do trại quản lý đều được phủ xanh, trong đó có hơn 7.000ha rừng tự nhiên, hơn 1.000ha cao su, hơn 600ha điều, hơn 100ha ao hồ... Thành quả phủ xanh này có sự đóng góp lớn, mang tính chủ lực của nhiều thế hệ phạm nhân ở trại".

Sau hơn 30 năm kiên trì cải tạo, dưới bàn tay và ý chí con người, vùng núi đồi trơ sỏi đá, đất đai cằn cỗi và khí hậu khắc nghiệt ngày nào nay đã trở thành thiên đường xanh. "Nhờ có cây xanh trải rộng mà khí hậu ở trại nay rất ôn hòa, có gió mát quanh năm. Những con gió chướng giờ đã không còn là nỗi ám ảnh nữa. Khí hậu thoáng mát và nhờ có con đập giữ nước nên tình trạng thiếu nước vào mùa khô cũng là chuyện dĩ vãng rồi" - đại tá Thông chia sẻ niềm vui. Rồi anh chỉ tay về phía ao sen rộng gần chục ha, về phía đàn cò trắng đang chao lượn trên rặng cừ xanh ngắt trông như một áng mây biết múa và tỏ bày: "Để có được khung cảnh thanh bình này, đã có biết bao mồ hôi và máu đổ xuống".

Mô hình trại giam kiểu mẫu

Phạm nhân đang đắp đập để tạo hồ nuôi cá và giữ nước vào mùa khô

Phạm nhân đang đắp đập để tạo hồ nuôi cá và giữ nước vào mùa khô

Từ vùng đất chết, Z30D nay đã trở thành thiên đường xanh với những gam màu, hình ảnh lãng mạn, trù phú. Được thuần hóa và chăm sóc kỹ nên đất đã không phụ người. Bên cạnh những rừng cây, vườnhoa tốt tươi, những ao cá do chính bàn tay cải tạo của hàng ngàn lượt phạm nhân cũng mang về cho trại những vụ mùa bội thu. Hôm đón khách, các chị nhà bếp đã cho chúng tôi thưởng thức đại tiệc buffetcá đã đời. Ở trại, cá rô, cá lóc, cá mè, cá trắm cỏ, cá chình, các loại cá suối con nào con nấy bự cành cành, thịt dai và thơm. Cũng như rau xanh và thịt, cá nhiều đã giúp đơn vị tự túc được nguồnthực phẩm này, giúp cho bữa cơm của phạm nhân thêm chất lượng.

"Tôi đã đi tham quan nhiều trại giam trên thế giới nhưng thật sự chưa thấy nơi đâu mà màu xanh bạt ngàn như Z30D"- Đại tá Đình, cục phó Cục quản lý trại giam V26 cho biết: Lãnh đạo, cảnh sát của các trại giam ở nhiều quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Canada, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh... khi sang tham quan Z30D đã rất ấn tượng trước khung cảnh sạch đẹp, khang trang và rừng cây (kể cả rừng phòng hộ và rừng cây ăn trái) ở trại. Hằng tháng, trại vẫn tiếp đón các đoàn khách ở Lào và Campuchia sang giao lưu, nghỉ dưỡng đấy.

Trời về chiều, tiếng ve vẫn râm ran. Gió từ những cánh rừng tràn qua ao cá, hồ sen mang theo hơi nước mát rười rượi. Phía xa xa, dưới những tán rừng cao su, sau những giờ phút lao động, học tập, từng đoàn học viên ngay hàng thẳng lối trở về trại rồi cùng nhau chơi thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Trước khung cảnh bình yên này, bất chợt nhiều anh chị trong đoàn khơi gợi chuyện tổ chức một tour du lịch sinh thái ở chính nơi này. Phía sau cánh cổng trại giam là một thế giới khép kín mà rất nhiều người muốn biết. Và sẽ thật sự ấn tượng khi họ biết được ở nơi khép kín ấy, có cả một thiên đường đầy màu xanh, màu của sự sống và khát vọng!

Kỳ tới:

Ông từ mặc áo tù

Ở Z30D có một bản sao đền Hùng do chính các phạm nhân xây dựng. Vào một ngày duy nhất trong năm, chỉ những tù nhân đặc biệt mới được thăm đền. 2 ông từ giữ đền cũng rất đặc biệt với màu áo sọc trắng đen và mái đầu húi cua luôn thường trực.

Gồm 7 phân trại, 3 phân khu giam giữ, với 7.600 phạm nhân (trong đó có hơn 3.000 người phạm tội về ma túy) đang học tập, cải tạo, trại giam Z30D hiện đang giam giữ hơn 1/10 số lượng phạm nhân trong cả nước. Năm 1995, trại được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng".

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở HWS (Hanoi Westminster School), Hà Nội. Gần 150 thí sinh từ các miền tổ quốc đã trực tiếp đến nhận giải.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.