Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 31/01/2007 22:19 (GMT+7)

Chuyện kể về hai vua Thành Thái và Duy Tân

Vĩnh San lên ngôi ngày 04/09/1907 lấy niên hiệu là Duy Tân (1907-1916), lúc lên 8 tuổi. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã sớm có tinh thần yêu nước, năm 1915, thừa dịp chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, nhà vua đã liên lạc với Thái Phiên và Trần Cao Vân (Việt Nam Quang Phục Hội) để mưu tính khởi nghĩa chống Pháp và dự định sẽ tiến hành cuộc nổi dậy vào đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 5/1916. Nhưng không hiểu thế nào mà tên phản bội án sát Phạm Liệu đã biết; hắn liền đi tố giác cho giặc Pháp để lập công. Thế là cuộc khởi nghĩa non đã bị bại lộ. Vua Duy Tân và hai chí sĩ yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân đều bị bắt trong khi trốn khỏi thành Huế. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị xử chém. Vua Duy Tân bị đi đầy ở đảo Réunion trên chiếc tàu Guadianangày mùng 3 tháng 11 năm 1916 trực chỉ sang hải cảng Point des Gates vào ngày 20/11 năm ấy. Chuyến đi mang tính định mệnh đã kéo giữ cuộc đời của hai vị vua yêu nước chấp nhận lưu đầy trên đảo Phi Châu này là một quá trình đấu tranh không mệt mỏi với chế độ thực dân cướp nước. Dù ở đâu trong một bối cảnh nào tinh thần yêu nước vẫn luôn nồng cháy với hai trái tim cách mạng của vị quân vương. Chính từ yếu tố đó mà cả hai ông đã chọn cho mình một cách đấu tranh không khoan nhượng của người bị lưu đày với thực dân Pháp. Những hành động ấy ít được sử sách ghi chép một cách cụ thể và càng hiếm khi chúng ta muốn tìm hiểu về cuộc đời của hai nhà vua yêu nước, đặc biệt là những năm sống lưu đầy trên đảo Réunion. Thật may mắn cho chúng tôi những người nghiên cứu lịch sử ngày hôm nay đã được dịp hội kiến với một nhân chứng có trên 30 năm sinh ra và lớn lên, sống gần gũi với hai vị vua Thành Thái và Duy Tân trên đảo Réunion; đó là hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Giu người con thứ 20 của vua Thành Thái và thứ 4 với hoàng phi Chí Lạc. Và câu chuyện dưới đây là hồi ức của hoàng tử Vĩnh Giu trong những năm sống lưu đầy ở đảo về phụ hoàng Thành Thái và người anh Duy Tân.

Những năm tháng ở nhà thuê trên đảo

Ảnh 2
Ảnh 2
Tôi còn nhớ dường như đó cũng là ký ức không bao giờ mờ phai những lúc gia đình tôi chuyển nhà. Mặc dù địa điểm di chuyển chỉ cách vài căn nằm trọn trên đường Route Nationale. Anh Duy Tân thìổn định hơn, ở cách nhà của gia đình tôi quá ngã bệnh viện Saint Denis chừng 1km. Má tôi, bà hoàng phi Chí Lạc là người chủ đạo chính đi tìm nhà thuê và chuyển nhà. Tôi sinh ra ở căn nhà thuê số 9đường Route Nationale, phần lớn các em tôi được sinh ra ở căn nhà này. Và sau gần 10 lần dời đổi trước khi trở về Việt Nam năm 1947, gia đình tôi trú được 6 năm trên căn nhà 171 Route Nationale. Từkhi bước chân lên đảo Réunion, người Pháp đã bố trí cho ba và cả gia đình sống ở một villa cách tu viện Saint Denis chừng 500m. Nghe má tôi kể lại rằng sau một năm sinh sống ở villa này ba tôi đãchính thức thông báo với Bảo hộ Pháp rằng “Gia đình ông không chấp nhận ở tại villa sang trọng này khi mà người dân An Nam đang phải chịu sự đói khát bởi chế độ thuộc địa”. Nhưng cái sâu sa nhất màba tôi từ chối mọi sự giúp đỡ của Pháp vẫn là sự đeo bám, giám sát và quản lý chặt chẽ đối với cá nhân ông. Mặc khác, sự mặc cả các khoản trợ cấp cho ông và gia đình của chính quyền thuộc địa để buộcông vào những cam kết theo hướng có lợi cho thực dân. Chính từ những yếu tố đó nên ông thẳng thắn từ chối mọi đặc ân từ chính quyền Bảo hộ và chấp nhận thân phận đi thuê nhà để ở như là một cách đốikháng với chế độ thực dân trong phạm vi có thể.

Quả thật giải pháp mà ba tôi chọn thực thụ đã giúp rất nhiều trong hành trình đấu tranh với thân phận tù đầy. Ở tại đảo Réunion từ những căn nhà thuê ba tôi đã có được những người bạn cùng cảnh ngộ trên nhiều quốc gia khác nhau, cùng bàn bạc, cùng đấu tranh không mệt mỏi với chính quyền thuộc địa trên mọi phương diện. Trong căn phòng của ba tôi làm việc có treo một tấm bản đồ thế giới, trên những gam màu của các nước thuộc địa Pháp có treo những lá cờ màu xanh và trắng. Những nước thuộc địa nào có phong trào đấu tranh chống Pháp ông treo lá cờ màu xanh, nơi nào bị Pháp chiếm đóng hay không có phong trào đấu tranh chống Pháp ông treo lá cờ màu trắng. Điều làm tôi nhớ nhất là khi tôi theo ba tôi và anh Duy Tân đến những trường đua ngựa ở Saint Denis. Trong cuộc đua này gia đình của tôi đã có đến 3 nài ngựa, dẫn đầu là anh Duy Tân tham gia cuộc đua. Tôi ngồi cạnh ông thị trưởng Saint Denis kế bên là ba tôi trên hàng ghế danh dự. Cuộc đua đi vào nước rút, cả 3 con ngựa của gia đình tôi do anh Duy Tân điều khiển bỗng lao nhanh về phía đích để chiếm lấy phần thắng cùng lúc ba tôi đã reo to “Việt Nam đã thắng Pháp rồi”. Đã vậy anh Duy Tân từ mình ngựa chiến thắng nhảy xuống nói bằng tiếng Pháp với ba tôi ý là để ông thị trưởng nghe “Không chỉ riêng gì gia đình ta mà cả dân tộc Việt Nam đang thắng Pháp”. Thị trưởng của Saint Denis nghe và giận tím người nhưng cũng đành câm lặng bước nhanh xuống khán đài quên luôn cái bắt tay xã giao với ba tôi và anh Duy Tân.

Những chuyện về vua Duy Tân

Cụ Ưng Bình Thúc Dạ Thị, người đã sáng tác câu hò nổi tiếng phản ánh sự kiện năm 1916 trong vài trò là một nhân chứng lịch sử về nội tình cuộc khởi nghĩa:

Chiều chiều trên bến Văn Lâu

Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông

Thuyền ai thấp thoáng bên sông

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

Nội hàm của nó là nói lên cuộc gặp mặt để trao đổi về một cương lĩnh chống Pháp giữa nhà vua yêu nước Duy Tân với lãnh đạo cấp cao phong trào Việt Nam quang phục hội Thái Phiên. Trần Cao Vân trên bến Văn Lâu trong vai những người bạn câu cá giải trí. Thật ra thú câu cá không có chỉ ở nhà vua Duy Tân mà ở các đời vua trước thú vui này cũng được biết đến. Tuy vậy khi đề cập đến thú vui tiêu khiển câu cá, người ta lại nhớ đến vua Duy Tân nhiều nhất bởi dấu ấn và biến cố của cuộc khởi nghĩa không thành của những nhà yêu nước mà mọi công tác chuẩn bị và bàn thảô đều ở ngay những điểm câu cá như thế.

Khi bị đưa đi lưu đầy ở đảo Réunion thú câu cá của vua Duy Tân vẫn không từ bỏ. Hằng ngày ông vẫn ra cầu cảng Saint Denis để buông câu, thú vui này cứ mãi tiếp diễn trong thời gian lưu đầy chỉ trừ những ngày giông gió. Ông Nguyễn Phúc Vĩnh Giu nhớ lại: “Trong hàng anh em, tôi được anh Duy Tân mến nhất và cho phép được vào phòng riêng của anh để sai vặt. Đơn giản vì sao anh Duy Tân thích tôi, bởi trong các anh em tôi là người ít nói và rất kín miệng. Phòng của anh Duy Tân làm việc xung quanh chỉ toàn là máy móc, đủ loại vô tuyến điện. Anh Duy Tân có một thói quen là khi làm việc thằng nằm trên một ghế bố, ít khi ngồi dậy, chỉ trừ muốn lấy vật gì ở khoảng cách xa mà thôi. Tôi còn nhờ rất kỹ vào năm 16 tuổi, một buổi sáng tôi đạp xe đến nhà anh Duy Tân, người nhà cho biết anh đi làm, như một thói quen tôi đạp xe một mạch đến cầu tàu Saint Denis và gặp anh đang ngồi câu cá. Thấy tôi đến anh nạt lớn:

- Ai chỉ mi tiết tao đang ở đây?

Tôi vội đáp:

- Em có lại nhà, người nhà nói anh đi làm, em thường thấy anh đến đây câu nên đạp xe ra xem anh câu cho vui.

Anh Duy Tân vội nói:

- Thôi, hôm nay tao rất bận, hôm khác đi, tao chỉ cho câu, bây giờ thì mi về nhà đi hỷ, sáng mai ghé lại nhà tao nhờ chút việc.

Sáng hôm sau tôi đến nhà thật sớm thấy anh Duy Tân đang loay hoay sửa chữa cần câu trong phòng làm việc, tôi thắc mắc.

- Sao anh không đem ra ngoài sửa mà để trong phòng chi cho tối.

Anh kéo tôi lại gần và nói nhỏ:

- Im! Mi biết cần câu này là gì không? Nó là cây ăngten để thu sóng đó. Còn cần của nó là phím để đánh mật mã liên hệ. Riêng giỏ cá ni là máy bộ đàm và bình ắc quy. Mi biết mỗi lần tao đi câu cá là để liên lạc với các tàu bè qua lại để hoạt động bí mật chống Pháp. Mi không được nói cho ai nghe về chuyện này nghe chưa.

Tôi vâng dạ và thề sẽ giữ kín mọi chuyện. Một hôm chính quyền thực dân đã phát hiện được trong căn phòng làm việc của anh Duy Tân có các loại máy vô tuyến. Thế là chúng đưa anh tôi vào tạm giam trong nhà thương Saint Denis với lý do anh Duy Tân bị tâm thần vào đó để chữa bệnh. Nhưng kỳ thực là biệt giam anh tôi không cho liên lạc được với các tổ chức và hoạt động chống Pháp. Nhà thương này sau năm 1945 được san bằng để mở một đại lộ và đặt tên đại lộ này là đại lộ hoàng tử Vĩnh San.

Câu chuyện của một người đã qua tuổi 83 như càng giúp ông quay về gần hơn những ngày sống lưu đầy trên đảo Reunion. Những ngày mà cuộc sống của ông bình yên dưới sự chăm sóc của người mẹ là hoàng phi Chí Lạc, phụ hoàng Thành Thái với người anh cùng cha khác mẹ Duy Tân giờ chỉ còn là những ký ức đã phai mờ. Ông tâm sự rằng sau khi hàng loạt bài viết về ông được báo chí trong nước đăng tải có khá nhiều người ở Huế và một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Ông không phải con vua Thành Thái”. Một điều phi lý và chủ quan. Vậy thì trong cuốn Ngọc phủ hoàng triều Thành Thái thì Nguyễn Phúc Vĩnh Giu con thứ 4 của bà Nguyễn Công Thị Mừng là ai và trong lễ tang vua Thành Thái tại Biên Hoà người trong bộ tang phục bưng khung huy chương của Thành Thái khi ấy chính là ông với tên gọi từ xưa đến nay: Nguyễn Phúc Vĩnh Giu. Bài viết này như là một cách chứng minh về sự ngộ nhận và nghi ngờ không đáng có đối với hậu duệ cuối cùng còn lại của nhà vua yêu nước Thành Thái, đang sống như một ẩn sĩ ở vùng đất Tây Đô.

Chú thích ảnh:

1. Lễ tang vua Thành Thái tại Biên Hoà năm 1954. Từ trái sang: Nguyễn Phúc Vĩnh Giu, Nguyễn Phúc Vĩnh Cần (em út cùng mẹ của ông Vĩnh Giu), Nguyễn Phúc Lương Thâm (chị thứ ba cùng mẹ với ông Vĩnh Giu).

2. Gia đình cựu hoàng Thành Thái tại biệt thự An Na (Vũng Tàu năm 1947. Trong bức ảnh này không có ông Nguyễn Phúc Vĩnh Giu. Theo lời kể của ông Trần Thọ Nguyễn Phúc (cháu ngoại của vua Thành Thái- người cung cấp bức ảnh này trong ảnh, ngồi dưới chân vua Thành Thái). Vào năm 1947 cậu Vĩnh Giu đi làm việc ở Bà Rịa nên không có mặt trong bức ảnh này, về sau tôi cung cấp bức ảnh này cho cậu tôi (ông Nguyễn Phúc Vĩnh Giu) vì muốn có bức ảnh làm kỷ niệm chụp chung với gia đình, nên cậu tôi đã ghép ảnh mình vào vị trí số 2 (từ trái sang, hàng đứng).

Nguồn: Xưa & Nay, số 247 11/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.