Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/02/2006 00:40 (GMT+7)

Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng cơ chế chống tham nhũng

Một mặt kêu gọi sự tự phê bình và phê bình để sửa chữa, nhưng một mặt khác, Người rất coi trọng việc xây dựng một thiết chế pháp luật để thanh trừ những phần tử tha hoá, dùng công cụ pháp lý sắc bén, đủ hiệu lực cần có để giữ vững sự trong sạch cho chính quyền cách mạng.

Người đã đặt ra một cơ cấu thanh tra và xét xử, đáng để thời sau nghiên cứu học tập.

Ngày 23 – 11 – 1945, Người đã ban hành sắc lệnh 64 – SL về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và một Toà án đặc biệt có nhiệm vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên từ trong các Uỷ ban nhân dân các cấp, đến cơ quan cao nhất của chính quyền (các bộ).

Nội dung sắc lệnh như sau:

“Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận.

Ra sắc lệnh:

Điều thứ nhất:Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Uỷ ban nhân dân, các cơ quan của Chính phủ.

Điều thứ hai:- Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền:

- Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân.

- Điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát.

- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi, trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử.

- Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt.

Ban Thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xảy ra trước ngày ban sắc lệnh này.

Ban Thanh tra có quyền đề nghị lên Chính phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan”.

Với những nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn như trên, rõ ràng là Ban Thanh tra đặc biệt có quyền lực tối cao đứng trên các cấp chính quyền để đảm bảo cho công cuộc thanh tra được khách quan, chính xác, không lọt lưới.

Khi Ban Thanh tra đặc biệt đã lập xong được hồ sơ truy tố, thì các vụ việc sẽ được đưa ra xét xử, do một Toà án đặc biệt.

Sắc lệnh số 64 – SL cũng qui định luôn chức năng, cơ cấu, và lề lối làm việc của Toà án đặc biệt như sau:

Điều thứ ba:sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do Ban Thanh tra truy tố.

Điều thứ tư:Toà án đặc biệt có ông Chủ tịch Chính phủ lâm thời làm Chánh án và hai ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm hội thẩm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là hội thẩm thuyết trình.

Một uỷ viên trong Ban Thanh tra đứng buộc tội.

Viên lục sự sẽ do ông Chưởng lý toà Thượng phẩm Hà Nội chỉ định.

Điều thứ năm:Bị cáo có thể tự bào chữa lấy, hay nhờ luật sư bênh vực, ông hộ thẩm thuyết trình có thể cử một luật sư ra bào chữa không cho bị cáo.

Điều thứ sáu:Toà án đặc biệt có toàn quyền định án, có thể tuyên án tử hình. Những án tuyên lên sẽ thi hành trong 48 giờ”.

Bản sắc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23 – 11 – 1945.

Tiếp ký:Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyễn Giáp và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh.

Các điều khoản như trên trong sắc lệnh quả là đã làm hình thành nên một cơ chế chặt chẽ có hiệu lực (1). Tất nhiên cơ chế nào cũng do con người điều hành cơ chế quyết định tính hiệu quả cuối cùng. Trong thực tiễn lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chọn người để giao chức năng đã nói:

“Cán bộ thanh tra như cái gương để người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được” (2).

Và người đã vận dụng ngay nguyên tắc đó trong thực tế quyết định: “Ban Thanh tra không cần nhiều người. Lúc này hai người là đủ: một vị cao tuổi, là vị quan có tính liêm khiết của triều đình cũ, là cụ Bùi (tức Bùi Bằng Đoàn, Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế trước), một người thanh niên hăng hái mà trong nước cũng biết tiếng, là chú (tức Cù Huy Cận). Người già, người trẻ dựa vào nhau mà làm việc, nhất định việc thanh tra sẽ làm tốt, và cần làm ngay” (3).

Sự ra đời của một ban Thanh tra đặc biệt, có quyền hạn rộng lớn, gồm những người được Bác lựa chọn như thế, đủ đảm bảo tính công bằng, khách quan, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả công tác.

Sự ra đời của một Toà án đặc biệt được thiết lập song song với Ban Thanh tra đặc biệt, với thành phần Chánh án và Hội thẩm thật đầy đủ uy tín như trên để đứng trên mọi người, mọi cấp mà xét xử công minh, không để toà án tỉnh xử việc của quan chức tỉnh, toà án địa phương xử việc của quan chức địa phương ngang cấp, là một đảm bảo chắc chắn để quyết định của Toà án được hoàn toàn có sức mạnh, đủ hiệu lực để giữ yên lòng dân, đề cao phép nước.

____________________

1. Đăng trong Việt Nam Dân quốc Công báo, ngày 1 – 12 – 1945 (tr 140 – 141)

2. Đăng trong Tạp chí Thanh tra, số 11 – 1995 (tr 23).

3. Kỷ yếu Bác Hồ với Thanh tra. NXB Thống kê, Hà Nội 1991 (tr 9 – 10)

Nguồn: Xưa và Nay, số 81, tháng 11 – 2000, trang 4.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.