Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng vừa phải giành độc lập dân tộc thực sự, vừa phải giải quyếtvấn đề dân chủ triệt để, giải phóng nhân dân lao động hoàn toàn thoát khỏi áp bức, bóc lột. Và, luận điểm trung tâm, xuyên suốt để giải quyết triệt để cả haivấn đề ấy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, như thế,vấn đề dân tộc cần phải được giải quyết theo lập trường của giai cấp vô sản. Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo củaĐảng , với đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân tộc Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, căn bản, có ý nghĩa lịch sử và thời đại.
Thế nhưng, gần đây lại có luận điểm cho rằng: “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”. Đây là một luận điểmkhông hiểu hoặc cố tìnhkhông hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó làm mất đi một “tính từ”không chỉ làm thay đổi ngữ nghĩa của tiếng Việt, mà như vậy, nó làm mất đi sự hoàn hảo, làm biến dạng một khái niệm.
Vấn đề dân tộc luôn gắn liền vớivấn đề giai cấp. Chủ nghĩa dân tộc bao giờ cũng bảo vệ lợi ích, dựa trên lập trường của một giai cấp nhất định,không có chủ nghĩa dân tộc phi giai cấp, chủ nghĩa dân tộc chung chung, cải lương. Lịch sử đã cho thấy, từ khi dân tộc xuất hiện cho đến nay, giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất thống trị luôn nắm quyền thống trị dân tộc. Giai cấp thống trị dân tộc bao giờ cũng giải quyếtvấn đề dân tộc, bảo vệ độc lập, tự chủ và phát triển dân tộc theo hình ảnh và lợi ích của giai cấp mình. Vì thế, chủ nghĩa dân tộc, với tính cách là hệ tư tưởng chính trị và tâm lý đòi quyền lợi độc lập, tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc, bao giờ cũng phụ thuộc vào lập trường, quan điểm của giai cấp thống trị dân tộc.
Gắn liền với các giai cấp đã nắm quyền thống trị dân tộc là các cách tương ứng bảo vệ độc lập, tự chủ và phát triển dân tộc, giải quyếtvấn đề dân tộc. Giai cấp phong kiến, tư sản và vô sản nhận thức và giải quyếtvấn đề dân tộc khác nhau. Nhân loại từng biết, chủ nghĩa dân tộc truyền thống thể hiện lòng yêu nước lâu đời của một dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa dân tộc vô sản, chủ nghĩa dân tộc cách mạng, chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi...Không có dân tộc phi giai cấp. Chưa có và chừng nào còn giai cấp sẽkhông có chủ nghĩa dân tộc phi giai cấp. Chủ nghĩa dân tộc luôn mang tính giai cấp, chủ nghĩa dân tộc luôn có “tính từ” như đã nói.
Cũng cần lưu ý rằng, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất chú ý bản chất giai cấp trong khi đề cập đến chủ nghĩa dân tộc. Ngay từ những năm đầu đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã phân biệt rõ “chủ nghĩa dân tộc bản xứ” - chủ nghĩa dân tộc truyền thống ở các nước thuộc địa, với “chủ nghĩa quốc tế” - chủ nghĩa dân tộc theo lập trường của giai cấp vô sản. Người viết “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước... Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”(1). Người luôn nhắc nhở khi giải quyếtvấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường vô sản, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô-vanh cũng như chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
Do vậy, khi cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là “chủ nghĩa dân tộc” là một cách diễn đạt thiếu chính xác,không đầy đủ. Cách diễn đạt này dù vô tình hay hữu ý đã bỏ qua tính giai cấp, làm mờ đi lập trường, quan điểm giai cấp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhận thức và giải quyếtvấn đề dân tộc ở Việt Nam. Với cách diễn đạt ấy đã tước bỏ nội dung cách mạng, tiên tiến nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh và thực chất là để phủ nhận tư tưởng của Người. V.I.Lê-nin đã từng cảnh báo: “Chừng nào người ta chưa phân biệt được lợi íchcủa các giai cấp này hay giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”(2).
Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam rên xiết dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, với lòng yêu nước, thương dân, với nhãn quan chính trị sắc sảo đã nhận thấykhông thể cứu nước và giải phóng dân tộc theo cách cũ, chẳng hạn, phong trào Cần Vương, đại biểu cho hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến; phong trào nông dân Yên Thế mà thực chất cũng theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến, cũngkhông thể theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, đại biểu cho khuynh hướng tư tưởng tư sản dân tộc thuần tuý...
Với quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau gần mười năm qua nhiều châu lục, tìm hiểu chủ nghĩa thực dân, đế quốc cả ở “chính quốc” và thuộc địa của chúng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, Người đã gặp chủ nghĩa Mác - Lê-nin và trở thành người cộng sản. Người cộng sản Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi ngườikhông phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc...”(3) Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”(4).
Bằng sự phân tích sâu sắc trên cơ sở cứ liệu lịch sử chính xác, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ cho nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa thấy rằng, công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộckhông thể đi theo con đường cách mạng tư sản, vì đó là “cách mệnhkhông đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”(5). Con đường đúng theo Nguyễn Ái Quốc là con đường Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư (Các Mác- TG)và Lê-nin”(6).
Người rút ra kết luận: muốn cứu nước và giải phóng dân tộckhông có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc gắn bó thống nhất với tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, trong thời đại ngày nay, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc do đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo sẽ là tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Bởi: “nếu nước độc lập mà dânkhông hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(7). Và theo Người, chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do; về bản chất, chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, một xã hộikhông có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,không làm làkhông hưởng. Đó cũng là ước nguyện cháy bỏng của Người khi ra đi vào cõi vĩnh hằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(8).
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập, trong Chính cương vắn tắt do Người khởi thảo đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong triển vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người đã làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng cho bước chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Người khẳng định: chỉ có hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững những thành quả do sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, người chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này “là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”(9). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III củaĐảng (tháng 3-1960), luận điểm này đã được tái khẳng định, những năm tháng cuối đời, Người vẫnkhông quên căn dặn đảng viên: “không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới”(10). Chỉ hơn một tháng trước khi từ trần, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Nhân đạo, Người đã tiếp tục khẳng định thêm một lần nữa: “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”(11).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ xã hội đã định hướng chính trị, chỉ đạo nhận thức và hành động của toànĐảng , toàn dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm, khẳng định thành công trong giai đoạnĐảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1954), giai đoạn tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là cơ sở vững chắc của cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975), cũng như giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn kế tiếp, đặc biệt là nó vẫn luôn có ý nghĩa thời sự đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với quyết tâm chính trị lớn nhằm đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” đang đượcĐảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội XI củaĐảng tiếp tục khẳng định: “quyết tâm của toànĐảng , toàn dân ta tận dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”(12).
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội chính là luận điểm trung tâm, nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một đóng góp của cách mạng Việt Nam vào kho tàng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào lý luận cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay. Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cần thiết, có thể và hiện thực đã được giải quyết theo lập trường của giai cấp vô sản, chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vì vậy thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản.
Kết luận trên cũng có nghĩa là luận điểm “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một cách hiểu và diễn đạtkhông chính xác,không đầy đủ và xuyên tạc tư tưởng của Người. Luận điểm sai trái ấy đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Rõ ràng luận điểm ấy muốn Việt Nam từ bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ bỏ con đường mà dân tộc ta đã lựa chọn và quyết hy sinh phấn đấu trong hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận điểm “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một luận điệu có ý đồ chính trị rõ ràng, muốn “lập lờ đánh lận con đen”, muốn tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tách rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thực chất là cổ suý cho quan điểm muốn nước ra từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Tại Đại hội XI,Đảng ta chỉ rõ bài học đầu tiên của quá trình 20 năm đổi mới là: ”Phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”(13). Mọi sự tách rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nhận thức chưa đầy đủ, chưa hiểu hoặc cố tình xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó sẽ dẫn đếnkhông nhận rõ mục tiêu chính trị củaĐảng ; mơ hồ, thậm chí dao động, sự mập mờ về tư tưởng bởikhông nắm vững nền tảng tư tưởng củaĐảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; và tất yếu trong hành động sẽ dẫn đến mất định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự mơ hồ về chính trị, dao động về tư tưởng, mất định hướng trong hành động như vậy sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước mà chúng ta cần tích cực, chủ động đấu tranh ngăn chặn, khắc phục.
---------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập.Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000, t1, tr 466-467
(2) V.I.Lê-nin: Toàn tập.Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t23, tr 57
(3)Hồ Chí Minh. Sđd, t1, tr 461
(4) Hồ Chí Minh. Sđd, t2, tr 268
(5) Hồ Chí Minh. Sđd, t3, tr 268
(6) Hồ Chí Minh. Sđd, t3, tr 280
(7) Hồ Chí Minh. Sđd, t4, tr 56
(8) Hồ Chí Minh. Sđd, t4, tr 161
(9) Hồ Chí Minh. Sđd, t9, tr 156
(10) Hồ Chí Minh. Sđd, t12, tr 93
(11) Hồ Chí Minh. Sđd, t12, tr 474
(12) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 tr 266
(13) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, sdd , tr 70