Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 05/10/2013 01:03 (GMT+7)

Chế biến bã cà phê thành hàng may mặc

Bằng cách nghiền bã cà phê thành hạt cực nhỏ và trộn với sợi, các sản phẩm may mặc của hãng Singtex (Đài Loan) có những đặc tính hoàn toàn mới lạ: nhanh khô hơn và không bốc mùi khó chịu.

Cách đây khoảng mươi năm, hãng dệt may Singtex của ông Jason Chen (Đài Loan) đứng trước nguy cơ phá sản. Singtex chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc hiện đại và mới lạ. Ông Chen than phiền, “Lần nào cũng vậy, hễ chúng tôi tung ra thị trường một loại sản phẩm mới thì luôn bị các nhà sản xuất ở Đông Nam Á sao chép và sản xuất với giá rẻ hơn.” Nhưng điều đó đã qua rồi. Hiện tại Singtex đã bỏ xa các đối thủ cạnh tranh giá rẻ và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới chuyên phát triển các loại vải chức năng. Bí mật của sự thành công nằm ở bã cà phê cho đến nay vẫn bị coi là rác thải.      

Bã cà phê được nghiền thành hạt cực nhỏ và trộn với sợi với hàm lượng 5%. Chất phụ gia không bình thường này làm cho áo phông, quần áo thể thao thuộc dòng sản phẩm S.Café có những đặc tính hoàn toàn mới lạ: nhanh khô hơn và không bốc mùi khó chịu, vì bã cà phê hấp thụ độ ẩm cũng như những mùi khó chịu khác – từ mồ hôi nách cho đến khói thuốc lá. Bà vợ ông Chen nảy ra ý tưởng này, nay đã được cấp bằng sáng chế, khi hai ông bà ngồi trong tiệm cà phê Starbucks. Cầm ly cà phê trên tay, bà bỗng nhớ đến kinh nghiệm dân gian, cho một hộp bã cà phê vào tủ lạnh, nó sẽ hút sạch mùi. Với đầu óc làm ăn nhạy bén, ông Chen tự hỏi, nếu bã cà phê hút được mùi trong tủ lạnh thì liệu nó có làm cho trang phục thể thao thơm tho được hay không? Ngay ngày hôm đó, ông tiến hành tra cứu xem đã có bằng sáng chế nào về chất khử mùi hay chưa.     

Singtex thu gom mỗi ngày khoảng 500 kg bã cà phê từ các siêu thị, các tiệm cà phê để chế biến thành sản phẩm dệt chức năng. Singtex cung cấp sản phẩm dệt chức năng cho khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường như các hãng thể thao như Puma, Vaude, Nike, Timberland và Hugo Boss các sản phẩn như áo phông, quần và cravat vv...             

Hiện nay mỗi năm ông Chen đạt doanh thu khoảng 10 triệu đôla với các sản phẩm S.Café của mình. Năm nay ông có ý định đưa Singtex lên sàn chứng khoán. Để loại vải – cà phê được sử dụng, ông đã mất một số năm mày mò nghiên cứu. Từ năm 2005, bộ phận nghiên cứu và phát triển của Singtex bắt đầu sấy khô và khử dầu bã cà phê, chính loại dầu này đã làm cho bột cà phê có màu nâu sẫm. Sau đó, người ta trộn bột cà phê đã khử dầu với sợi polyester từ vỏ chai PET phế thải.            

Singtex đã thử nghiệm thế hệ đầu tiên của loại quần áo cà phê để đi rừng và đi xe đạp. Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ thời gian đầu, loại quần áo thí nghiệm này có mùi cà phê dễ chịu nhưng sau vài tháng có mùi hôi dầu. Ông Chen phải thay đổi công thức pha chế để loại trang phục này sau một thời gian dài sử dụng vẫn giữ mùi trung tính. Hiện nay sản lượng vải pha bã cà phê mỗi tháng của Singtex là 100 tấn. Từ loại vải này, người ta sản xuất hơn 1 triệu trang phục dành cho cầu thủ của câu lạc bộ FC Liverpool và các cổ động viên của câu lạc bộ này. Ông Chen tiết lộ, “trong mỗi cái áo chứa khối lượng bã của ba tách cà phê”.   

Ngoài Singtex, từ đầu năm nay, hãng sản xuất đồ lót Wacoal của Nhật Bản cũng bắt đầu sản xuất đồ lót phụ nữ từ chất liệu vải-cà phê. Ông chủ của hãng quảng cáo, những lỗ nhỏ li ti trong bột cà phê đã khử dầu có khả năng hấp thụ mùi mồ hôi cực nhanh lại mau khô và có thể giảm nhiệt lên tới hai độ C, tạo cảm giác mát mẻ dễ chịu.     

Còn hai doanh nghiệp sản xuất vải và thảm – hãng Domo Group của Bỉ và Interface của Mỹ – cũng sẽ bán ra thị trường loại thảm chứa bột bã cà phê từ năm tới. Loại thảm này chóng khô và không bắt mùi. Sợi dệt thảm được tẩm bột bã cà phê, chính loại bột này hút mùi do hạt chứa rất nhiều lỗ nhỏ li ti và các phân tử mùi bị giữ trong các lỗ khí li ti đó. Ngoài ra, trong bã cà phê còn chứa chất caffein có tác dụng xua đuổi loại mọt hại thảm.            

Năm 2012 sản lượng cà phê thế giới là 8,5 triệu tấn. Tuy nhiên chỉ có 2 phần nghìn cà phê được rót vào tách để thưởng thức phần còn lại, 99,8% trở thành rác thải. Tuy nhiên để thu gom được bã cà phê với khối lượng lớn thường khá khó khăn.    

Việc sử dụng bã cà phê cũng đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác.    

Bã cà phê có khả năng làm tơi đất vì chất hữu cơ này thu hút giun đất phát triển. Bã cà phê làm giảm độ pH trong đất vì vậy người nông dân trộn bã cà phê vào đất khi trồng những loại cây ưa đất chua. 

Từ năm 2011, doanh nghiệp 3R Company ở Schaffhausen (Thụy Sỹ) đã chế biến rác cà phê thành than đốt lò sưởi của các hộ gia đình và còn dùng để đốt lò nung xi măng. Song công việc kinh doanh với loại than cà phê có tên là Cafuego không được trôi chảy. Năm 2011, Bộ Môi trường Thụy Sỹ cấm không được bán than Cafuego cho các hộ gia đình vì bã cà phê là rác thải và theo luật thì không được đốt rác thải trong các lò sưởi. Bộ yêu cầu hãng phải chứng minh khí thải của loại than này không chứa độc tố. Chủ hãng cam kết “loại than bã cà phê này không sản sinh ra bụi mịn, nitơ-oxyd và sulfuadioxyd nhiều hơn so với củi đốt.”  Tuy nhiên hãng chưa đưa ra được những số liệu để chứng minh cho lập luận này.      

Doanh nghiệp Swiss Biochar ủ mỗi năm khoảng 35.000 tấn cành, lá cây và các loại rác sinh học khác, trong đó có cả bã cà phê. Từ năm 2010 doanh nghiệp có một cơ sở sản xuất duy nhất trên thế giới chuyên sản xuất than từ bã cà phê trộn với một ít cành, lá cây bị đốn tỉa. Loại than này có màu đen và cháy như than củi. 

Doanh nhân người Bỉ Gunter Pauli cho rằng dùng bã cà phê làm than là phí phạm. Năm 2000 ông có ý tưởng dùng bã cà phê làm giá thể để sản xuất nấm ăn. Trước ông, năm 1994 nhà khoa học Trung quốc Shuting Chang là người đầu tiên đưa ra ý tưởng sản xuất nấm đông cô (Shiitake) bằng bã cà phê. Tuy nhiên Pauli là người đã quảng bá phương pháp sản xuất này rộng khắp thế giới. 

Từ bã cà phê, người ta thậm chí còn có thể chế tác thành một loại xốp sinh học cách nhiệt, cách âm dùng cho nhà ở và làm vật liệu đóng gói thiết bị điện tử.            

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.