Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 01/09/2005 14:13 (GMT+7)

‘Chất xám Việt ở năm châu là quỹ đầu tư quý nhất’

Theo nhận xét của chúng tôi, đất nước Việt Nam đã thống nhất, nhưng dân tộc Việt Nam chưa hoàn toàn thống nhất. Đây là hậu quả của những điều kiện lịch sử và những chính sách kém hoàn thiện cách đây đã 30 năm mà ông Kiệt đã mạnh dạn nhìn nhận và chia sẻ một phần trách nhiệm. Đó là tư cách, và tư tưởng lớn của một nhà lãnh đạo, một người yêu nước chân chính.

Quá khứ đã khép lại và đi qua, tương lai đang mở rộng cánh cửa để chào đón Việt Nam với những con người mới, suy nghĩ mới. Chúng ta – những người dân Việt hãy cùng sát cánh bên nhau, hợp sức mình. Những cơ hội của quá khứ đã mất đi, nhưng không có nghĩa chúng ta lại không thể tạo ra hoặc nắm bắt những cơ hội mới để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thực sự “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” và dân tộc Việt Nam có chỗ đứng vẻ vang, rạng rỡ trên năm châu.

Chất xám trí thức là đóng góp quan trọng nhất mà người Việt Nam ở khắp năm châu có thể hỗ trợ cho quê hương, đất nước Việt Nam. Đây thực sự là quỹ đầu tư quí báu nhất vì chính nó sẽ tạo nền tảng cho khối đại đoàn kết của dân tộc Việt. Ca dao Việt nam xưa đã có câu: “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.

Về phương diện này, có lẽ người gặp thì nhiều nhưng điểm gặp thì chưa có bao nhiêu. Hiện nay, sự đóng góp chất xám của người Việt năm châu từ trước tới giờ chủ yếu chỉ mới thể hiện qua hình thức cá nhân hoặc ở cấp cơ sở địa phương.

Hiện nay, chúng tôi đang phát động Phong trào Gió Đông, được chủ động từ bên ngoài lẫn bên trong để tạo điều kiện cho sự đóng góp chất xám trí thức của mọi thành phần người Việt hiện đang làm việc hoặc sinh sống ở nước ngoài. Đây là một sáng kiến bắt đầu từ ý tưởng của Giáo Sư Viện Sĩ Nguyễn Văn Hiệu trong buổi họp mặt “Nối Vòng Tay Lớn”của các nhà khoa học trẻ Việt Nam, đến từ trong cũng như ngoài nước, tại TP. Nha Trang vào tháng 6 vừa qua. Hôm đó, Viện sĩ Hiệu kêu gọi những nhà khoa học trẻ tuổi tham gia vào việc hỗ trợ đất nước từ xa và không coi quá nặng việc trở về sinh sống trong nước. Chúng tôi lập tức đồng ý hỗ trợ bằng cách thành lập Phong trào Gió Đông để thực hiện ước mơ ý tưởng trên.

Phong trào Gió Đông http://www.giodong.net/là một mạng lưới tình nguyện của những người Việt nam ở khắp năm châu có khả năng và muốn trực tiếp hay gián tiếp chuyển kiến thức chuyên môn đến một đối tác tại Việt Nam trong nước. Gió Đông là một điểm gặp “mở” để “cung và cầu” của chất xám có thể gặp nhau và cùng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường mạnh cường hơn.

Chúng tôi kêu gọi những con tim và bộ óc Việt Nam ở khắp năm châu hãy đáp lại tâm huyết của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt bằng bàn tay và nhiệt tình của chính mình.

Ba mươi năm đã qua, nhìn lại Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo khó và lạc hậu. Như lời nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói,nếu chúng ta vẫn ôm lấy cái thắng bại của quá khứ thì tương lai của dân tộc Việt sẽ ra sao? Chúng tôi mời các bạn hãy cùng nhau tạo ra một cơn gió GIÓ ĐÔNG đông mang trí tuệ tiên tiến đến cho đất nước Việt Nam.
Nguồn: vnn.vn ngày 30/8/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...