Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/05/2010 23:32 (GMT+7)

Chăn nuôi trong nông hộ kỹ thuật nuôi ngan đẻ

1. Chuồng trại

Cũng là một loại gia cầm, nhưng ngan được xếp vào nhóm thuỷ cầm, do vậy trong đời sống của chúng không thể thiếu nước. Ngan, vịt nói chung đeùe có sức đề kháng tốt hơn gà, đặc điểm nổi bật là gà thích ngủ ở những nơi cao ráo, còn ngan, vịt… lại có thể sống ở nơi có điều kiện ẩm thấp mà ít mắc bệnh hơn nếu đieuè kiện sống đó là gà.

Chính vì vậy chuồng trại nuôi ngan cũng đơn giản hơn. Nguyên tắc chung vẫn là chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè vá ấm áp vào mùa đông, tránh gió lùa. Nhưng làm chuồng không cần xây dựng quá cầu kỳ thì người nuôi xác định nuôi với số lượng vừa phải, nuôi trong nông hộ.

Hiện nay khi xây chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi nên làm kiểu chuồng hở (chuồng thoáng), tức là chỉ xây lửng và làm lưới chắn xung quanh, kết hợp với che bạt. Loại chuồng này làm cho không khí lưu thông dễ dàng, thoáng mát vào mùa hè, khi mùa đông để cho vật nuôi được ấm áp thì đã có hệ thống bạt che chắn bên ngoài.

Khi xây dựng chuồng nuôi thì chủ yếu tính đến mái và nền.

a. Mái chuồng

Phổ biến có 2 kiểu mái (2 mái và 1 mái). Có thể sử dụng tre, gỗ, proximăng… che chắn nắng và mưa.

b. Nền chuồng

Nền chuồng nên tráng bằng xi măng, mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1 – 1,5 m để tránh mưa hắt, gió hắt vào.

c. Sân chơi

Sân chơi là khu vực chỉ cần thiết khi ngan nuôi nhốt và cố định ngan ở một vị trí cố định không thả tự do, đó có thể là khoảng đất trống hoặc được lát xi măng có bóng mát để làm sân chơi nuôi ngan. Sân chơi hơi dốc ra ngoài để dễ dàng thoát nước. Nếu nuôi ngan khô (tức là không cho ngan bơi lội vào chỗ uống nước thì nên bố trí máng uống nước đặt dài dọc theo sân chơi, có tấm ngăn có độ rộng vừa phải đủ để ngan thò cổ ra uống nước. Nếu sử dụng mương trong khu vực nuôi thì cần thường xuyên thay nước, tránh để ngan uống nước và thải ra mương liên tục gây ô nhiễm và dễ mắc bệnh.

2. Các điều kiện cần thiết

a. Mật độ

Đối với chuồng có sân chơi, mật độ từ 3 – 4 con/m2 là phù hợp. Nếu mật độ cao quá làm giảm năng suất đẻ trứng. Nhưng nếu mật độ thấp sẽ k hông kinh tế khi sử dụng chuồng trại.

Nếu nuôi chăn thả thì tuỳ theo điều kiện chăm sóc và khu vực chăn thả mà xác định mật độ nuôi phù hợp.

b. Nhu cầu nước uống

Nhu cầu nước uống phụ thuộc vào thời gian đẻ trứng từ 600 – 700 ml/con/ngày. Nước uống cung cấp phải là nước sạch và thường xuyên thay nước (bởi ngan, vịt nói chung rất thích sục sạo nước, nên nước nhanh chóng bị vẩn đục).

Nếu nuôi chăn thả, buổi sáng và buổi chieuè tối nên để ngan bơi ở những hố nước trong, sạch để uống, giao phối và làm sạch lông. Mùa hè phải che máng nước tránh để ngan uống nước nóng.

c. Thức ăn và chế độ ăn

Mức nhu cầu thức ăn của ngan đẻ là: đạm thô 17 – 18%, năng lượng trao đổi 2.700 kcal.

Chuyển từ thức ăn ngan hậu bị sang thức ăn ngan đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi ngan đẻ và tăng lượng thức ăn lên 10%, khi ngan đẻ quả trứng đầu tiên tăng lượng thức ăn lên 15%. Khi đàn đẻ được 5% thì tăng dần lượng thức ăn lên sao cho 7 ngày ngan ăn tự do theo nhu cầu. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng.

Các loại thức ăn: thóc tẻ, ngô mảnh, cá, cua, ốc… và thức ăn đậm đặc bổ sung thêm.

Đối với ngan chăn thả thì chúng có thể kiếm những thức ăn đạm (cá, cua, ốc…) từ khu vực chăn nuôi nên việc cho ăn thêm những thức ăn này không cần thiết. Chỉ cần cho ăn thêm thóc tẻ và bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp cám đậm đặc để đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng.

3. Thu nhặt trứng

Ngan sẽ đẻ trứng ngay dưới nền chuồng (có rải chất độn chuồng: trấu, rơm…) vì vậy chất độn chuồng cần phải chú ý thay thường xuyên.

Thu nhặt trứng vào mỗi buổi sáng khi dồn hết ngan ra khỏi chuồng, các trứng bẩn phải rửa sạch, tốt nhất là rửa bằng chất sát trùng Focmalin để đảm bảo trứng giống có chất lượng. Sau đó, trứng được đem đi bảo quản ở chỗ thoáng mát, có điều kiện thì bảo quản ở phòng lạnh (bảo đảm bảo quản được thời gian lâu hơn điều kiện bình thường).

4. Phòng bệnh

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại.

Nên nuôi cùng một loại ngan (ngan cùng lứa tuổi), nếu là khác đàn chải nên chênh lệch nhau 2 – 5 ngày tuổi, đảm bảo độ đồng đều trong đàn.

Hàng năm phải có thời gian để trống chuồng để khử trùng toàn bộ khu vực nuôi, sau mỗi đợt nuôi.

Ngày tuổi

Thuốc và cách dùng

1 - 3 ngày

Dùng thuốc phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng tác nhân stress:

- Strep Tomyxin: 40 mg/con

- Neo Tesol, Tetracylin: 60 mg/trọng lượng.

- Bổ sung Vitamin thay dầu cá

15 - 20 ngày

Tiêm phòng vắc xin

18 - 21 ngày

Bổ sung vitamin và kháng sinh như: Neotryxin, Tracylin, Triquin để phòng tụ huyết trùng và phó thương hàn.

40 - 56 ngày

Tiêm phòng vắc xin dịch tả lần 2

70 - 120 ngày

Bổ sung vitamin và kháng sinh

Chú ý sự biến động về thời tiết, sức khoẻ của đàn ngan để bổ sung kháng sinh phòng bệnh cho ngan 1 – 2 tháng một lần nhưng phải thay đổi loại thuốc dùng.

180 - 190 ngày

Tiêm vắc xin phòng dịch tả lần 3, bổ sung kháng sinh và vitamin. Sau khi ngan đẻ 4 – 5 tháng tiêm vắc xin dịch tả lần 4 và bổ sung kháng sinh để phòng các bệnh vi trùng 1 – 2 lần trong 1 tháng.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho ngan để phòng bệnh

Những điều cần lưu ý

Ngan là con vật đặc biệt mẫn cảm với một số thuốc (Dimetridazole, Furoxone, Arsenic). Tuy nhiên việc sử dụng liều thuốc quá cao có thể là nguồn gốc gây nên trúng độc.

Ngan hấp thụ nhiều thức ăn nên khi sử dụng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống thì nên chú ý giảm tỷ lệ thuốc trộn/ kg thức ăn để tránh lượng thuốc đi vào cơ thể quá nhiều gây nên trúng độc.

Khi tiêm phòng cho từng cá thể thì liều sử dụng đối với ngan bao giờ cũng phải thấp hơn các loại gia cầm khác, và phải tính đúng với trọng lượng của ngan, cũng cần lưu ý rằng ngan cái nhẹ hơn ngan đực.

Nhằm mục đích phòng bệnh chongna, tốt nhất nên dùng các loại vitamin B, thuốc bảo vệ gan.

Những khuyết tật về mọc lông, rụng lông có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của ngan. Có thể có nhiều nguyên nhân ghép: do virus, thiếu dinh dưỡng, stress… Và không nên nhầm các bệnh trên với hiện tượng rỉa cắn nhau, hay thời kỳ thay lông sau mỗi chu kỳ đẻ của ngan.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.