Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/07/2008 23:32 (GMT+7)

Cây Trám : Một số điểm chính trong kỹ thuật gieo ươm, gây trồng, chăm sóc vườn trám trắng

1. Thu tách và bảo quản hạt


1.1. Thu hái hạt


Cần thu quả lấy hạt làm giống ở phía giữa và trên tán lá khi hạt đã thành thục đầy đủ, mùa thu hái chủ yếu là sau tiết lập đông


1.2. Tách hạt


Có thể tách hạt bằng nhiều cách:


•  Chất quả thành đống cao 50-60cm, phủ rơm cỏ cho hư nát tự nhiên, 5-7 ngày đảo xới 1 lần. Sau khi thịt quả rữa nát, dùng nước rửa sạch rồi hong khô tự nhiên và chuyển sang bảo quản.


•  Trần quả bằng nước sôi: Nhúng sọt chứa quả vào nồi nước sôi, xóc đảo liên tục 2-3 phút rồi chuyển sang bể nước lạnh để đưa nhiệt độ về mức bình thường rồi dùng vồ gỗ đập quả lấy hạt. Cách này có thể tận dụng thịt quả.


1.3. Bảo quản hạt


Hạt trám cần có thời gian bảo quản để hoàn tất 1 số quá trình sinh lý sau chín. Phương pháp chủ yếu là chất hạt thành nhiều tầng nhiều lớp trong phòng râm mát và kín gió. Cần chuẩn bị rêu hoặc cát đủ ẩm mà không ướt để tạo lớp hạt xen kẽ với rêu, cát ẩm. Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phun mù duy trì đủ độ ẩm. Cách bảo quản này đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao, hạt nẩy mầm đều.


2. Gieo ươm


Mùa gieo ươm chủ yếu là tháng 3-4 hoặc hơi sớm một chút. Nhúng hạt qua bảo quản vào nước nóng 75-80 0C trong nửa phút rồi chuyển sang ngâm trong nước lạnh 2-3 giờ.


Chuẩn bị gieo với bề mặt luống rộng 1,0-1,2m, rãnh sâu 20-30cm, mặt luống phủ đất thịt nhẹ hoặc cát pha. Gieo hạt theo rãnh với dãn cách khoảng 2cm, phủ đất dày 2cm, tưới ẩm đều, phủ rơm rạ, ni lông hoặc lưới che dâm giữ ẩm, giữ nhiệt. Với hạt qua bảo quản theo cách xếp lớp như trên, phần lớn sẽ nầy mầm trong vòng 40-50 ngày.


Sau khi hạt nứt nanh, phải kiểm tra hàng ngày và kịp thời bấm bỏ đầu rễ mới nhú để tạo chùm rễ cọc. Bấm rễ xong cần tiếp tục vùi vào rãnh mới (để dễ theo dõi) cho hạt tiếp tục nẩy mầm.


Khi mầm non xuất hiện lá thật đầu tiên cần cấy chuyển sang bầu ươm lâu dài. Trước khi vào bầu cần cắt ngang rễ cọc để tạo chùm rễ bàng, chỉ duy trì 1 rễ cọc. Hạt trám thường nẩy mầm rất không đều, các việc nói trên phải làm hàng ngày liên tục trong 5-6 tuần lễ.


Do mỗi hạt trám có thể mọc ra từ 1 đến 3 cây con, sau khi cây con có 2-3 lá thật có thể tỉa bớt bằng cách đánh chuyển cây thừa sang bầu mới hoặc bổ sung vào bầu cây chết. Các vòng tỉa sau chủ yếu là cắt bỏ những cây yếu kém sau khi cây con đã đạt chiều cao 20-25cm.


Việc bón thúc nên dùng nước phân lợn, phân bắc với nồng độ ban đầu 5%; nửa tháng tưới thúc 1 lần với nồng độ tăng dần. Phân urê nói chung không phù hợp với ươm cây trám.


3. Ghép


Ghép trám thường phải giải quyết 2 vấn đề lớn:


- Chọn giống làm gốc ghép. Tốt nhất là chọn gốc ghép cùng giống với mắt ghép. Dùng gốc ghép khác loài là vấn đề cần nghiên cứu thêm.


- Cần khắc phục ảnh hưởng chẩy nhựa trong quá trình ghép. Trám rất nhiều nhựa, ống nhựa chủ yếu tập trung trong tầng li-be phía trong lớp vỏ. Nhựa trám chứa nhiều tan-nanh và các loại polyphenon khác. Khi lộ ra không khí, các polyphenon này bị ôxy hóa trở thành chất độc gây tổn thương tế bào và tạo màng cách ly giữa gốc ghép và mắt ghép. Cần lựa chọn cách ghép, mùa ghép, vị trí ghép .v.v... để khắc phục ảnh hưởng này.


4. Chăm sóc cây con sau ghép, đánh cây, vận chuyển


Cần tưới đủ ẩm nhưng tuyệt đối không để úng. Yêu cầu cao nhất với luống ươm sau ghép là sạch và tiêu nước tốt. Thúc phân như ươm gốc ghép nhưng giai đoạn sau cần tăng cường thúc lân và can-xi nhằm tăng tính chống chịu cho cây trước khi xuất vườn.


Rất cần thiết tạo tán nhiều ngọn ngay trong giai đoạn vườn ươm. Phải cương quyết bấm ngọn, kích chồi sau khi mắt ghép được 5-6 lá, cố gắng tạo tán có 3 ngọn trở lên trên độ cao gần bằng nhau, hạn chế tối đa cạnh tranh và đào thải lẫn nhau giữa các ngọn. Cần giảm mật độ ươm thích đáng để tạo tán tốt.


Cần đảo bầu - làm đứt phần rễ ngoài bầu ít nhất là 4 tuần lễ và giảm tưới, hãm cây ít nhất là 2 tuần trước khi trồng.


Chọn ngày râm mát, mưa phùn để đánh chuyển, việc đánh chuyển cần thực hiện vào cuối đông đầu xuân và việc trồng cây hoàn tất trước mùa sinh trưởng mới.


5. Trồng cây


5.1. Chọn đất, làm đất, bón phân


Muốn vườn trám có năng suất cao và ổn định phải tạo được chế độ nước và dinh dưỡng đủ bù đắp cho phần cây đã lấy đi. Mức đầu tư cho làm đất bón phân không thể ít hơn nhãn, vải và các loại cây ăn quả khác.


Cây trám rễ sâu và chịu úng kém. Cần chọn đất thoát nước nhưng ngậm nước tốt, tầng đất cần sâu 1,0 - 1,5m trở lên, tầng mẫu chất càng sâu càng tốt. Xu hướng phổ biến đối với cây lấy quả là phối hợp đồng bộ, từng bước việc làm đất, đào hố, cuốc xới chăm sóc mở rộng hố để tiến tới hình thành các thềm bậc thang trên bề mặt và hình thành các đường hào trữ nước và dinh dưỡng khoáng dưới lòng đất.


Nhiều tài liệu khuyến nông đã khuyến cáo nông dân Trung Quốc cày lật toàn diện tới độ sâu 30cm để giải quyết cơ bản thực bì và cải thiện đất. Nếu điều kiện không cho phép thì cầy cuốc theo băng, tạo đường nét ban đầu cho thềm bậc thang rồi căng dây định điểm trồng cây để đào hố với quy cách 1m x 1m x 1m, riêng với trám độ sâu hố có thể đào tới 1,5m. Thềm bậc thang được khuyến khích đạt chiều rộng 2m, điểm trồng cây ở giữa, phía ngoài có bờ chắn nước kiêm đường đi, mặt thềm dốc vào trong. Khi đào hố trồng cây cần tận dụng đá, vầng cỏ, gỗ củi, đất tầng sâu hoặc mẫu chất kiến tạo bờ ngoài sát phía dưới hố. Các năm tiếp theo kết hợp với làm cỏ xới đất bón phân tiếp tục kiến tạo theo hướng ưu tiên đào trong trước, ngoài sau, gần (gốc) trước xa sau, gần sâu xa nông nhưng không nơi nào được nông hơn 30cm.


Khoan lỗ đánh mìn om
được khuyến khích và phổ biến rất nhanh khắp Trung Quốc. Với trám thường khoan sâu 1,5m, dùng 300g thuốc nổ. Giải pháp này nhanh và giá thành rất thấp.


Lấp hố lót phân cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật sau :


Khi đào hố cần đặt riêng rẽ các phần xác thực bì, đất tầng mặt, đất tầng sâu.


- Cần phơi ải ít nhất là 3 tháng trước khi lấp hố.


- Trước khi lấp hố cần trộn phân lót với đất tầng mặt.


- Khi lấp hố cần lót toàn bộ các thực vật xuống đáy hố rồi lần lượt rải 1 lớp đất tầng sâu xen kẽ 1 lớp đất tầng mặt. Mỗi tầng khoảng 15cm dày.


Phân lót cần ưu tiên chọn phân chuồng, phân rác, vôi và phân lân.


- Việc lấp hố phải hoàn tất trước khi trồng cây vài ba tháng, đó là thời gian cần thiết cho quá trình phân giải xác hữu cơ qua được giai đoạn phát nhiệt, vôi và phân hóa học đã tới phản ứng trung hòa, đã có được 1 số trận mưa đủ làm sũng nước và phục hồi mao mạch.


- Đến mùa trồng cây vẫn chưa có mưa, nhất thiết phải tưới sũng mới được trồng cây.


- Trước khi trồng cây phải vun thêm đất mặt ngoài hố đảm bảo mặt đất hố trồng cây cao hơn bên ngoài 5-10cm, phải tạo rãnh tiêu nước sau khi trồng cây.


5.2. Trồng cây


- Trồng cây đúng điểm định , nếu cần thiết phải căng dây định điểm lại


- Có thể thúc rễ cho cây bật nhanh bằng dung dịch 10mg/lít NAA, IBA, ABT 1 , ATB 2 : nhúng hoặc tưới dung dịch đó vào bầu. Xử lý này chỉ được thực hiện sát nút trước lúc trồng.


5.3. Chăm sóc bón phân


Nội dung chăm sóc chủ yếu là xới đất kết hợp bón phân, làm cỏ.


- Trên đất thoải không cần tạo thềm bậc thang, nơi cần xới đất bón phân chủ yếu là vùng rìa tán lá và mở rộng dần theo mức độ phát triển tán lá hàng năm.


Với trám cần đào rãnh sâu 30cm rộng 30cm theo vành vòng khăn dưới tuyến mép tán. Có thể đào thành các đoạn không liên tục với tổng chiều dài bằng 1/2 hoặc 1/3 chu vi và khép kín trong vòng 2 hay 3 năm.


Đào rãnh có tác dụng làm đứt rễ già, kích thích mọc rễ non, nâng cao hiệu quả bón phân, do đó cần làm xong trước mùa sinh trưởng năm mới.


- Trên đất dốc, xới đất bón phân cần kết hợp hình thành thềm bậc thang.


- Trong kinh doanh lấy quả, đầu tư cao mới có thu nhập cao, phải sẵn sàng mức đầu tư phân bón không kém đầu tư cho đồng ruộng nông nghiệp, cần ưu tiên chọn dùng phân chuồng, phân xanh, vôi, lân, urê, các loại phân khác cần căn cứ vào đặc điểm đất để lựa chọn.


- Nên tích cực sử dụng phân bón lá với chủng loại phù hợp với nhịp điệu sinh học hàng năm. Các loại phân bón lá có thể lựa chọn là:


+ Urê, dùng vào đầu xuân nhằm đẩy nhanh nhịp độ vươn dài của cành, mở rộng tán lá, tăng nhanh diện tích quang hợp.


+ Supe phốt phát, KH 2 PO 4 , dùng vào mùa thu nhằm đẩy nhanh kích thước quả, tăng tính chống chịu, chuẩn bị tăng lượng hoa năm sau.


+ K 2 SO 4 và các vi lượng, lục diệp tố... kết hợp với các lần bón phân nói trên nhằm bổ sung dinh dưỡng.

Một số kinh nghiệm sau đây đáng được tham khảo:


- Acid Boric nồng độ 0,05% phun vào mùa xuân có thể nâng cao kết quả thụ phấn làm tăng tỷ lệ đậu quả.


- Urê 0,3% và KH 2 PO 4 0,2% phun vào mùa hoa tàn có thể làm giảm hiện tượng quả rụng non, tăng nhanh kích thước quả.


- K 2 SO 4 0,5% phun vào tháng 6, 7 giúp làm tăng nhanh sinh khối quả.


- KH 2 PO 4 0,2% phun vào kỳ phân hóa chồi hoa (tháng 2) có thể giúp làm tăng số chùm hoa.


Phân bón lá nói chung nên phun vào sớm hoặc chiều, lúc lặng gió và nắng không quá gắt, cần phun đều cả trên và dưới mặt lá. Trong vòng 6 giờ sau khi phun nếu không gặp mưa thì không cần phun lại, phun 3 - 4 lần, chu kỳ 2 - 3 tuần 1 lần.


5.4. Tưới nước


Tưới nước có vai trò rất quan trọng để nâng cao sản lượng quả, đặc biệt là với các vùng có mùa khô kéo dài hoặc những vùng mà mùa khô xuất hiện vào thời điểm quan trọng. Thí dụ mùa khô bắc trung bộ đến vào đúng mùa hoa và nuôi quả non (các tháng 4, 5, 6)

Ngày nay đã có nhiều giải pháp tương đối rẻ để giải quyết vấn đề tưới vườn, ví dụ dùng nilon chuyên dùng để phủ gốc, cần cố gắng khai thác áp dụng những giải pháp như vậy.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.