Cây Rau mương
Là loại cỏ cao đến 1 - 2m, mọc trên đất ẩm, cả trên đất bùn, bờ mương nước. Cây phân nhiều cành. Lá hình mác, có lông tơ ở cả 2 mặt (hoặc không lông). Phiến lá dài 3 - 5cm, rộng 8 - 10mm. Hoa màu vàng, mọc đơn độc. Quả hình chuỳ, có cạnh dài 3 - 5cm. Hạt nhiều, nhỏ, hình mắt chim.
Sách Quân y thảo dược giới thiệu, có một số cây cùng loài có đặc tính và hình dáng tương tự (to, bé) được dùng trị bệnh với tác dụng như nhau.
Bộ phận dùng: cả cây và rễ.
Tính vị: đắng nhẹ, mát
Tác dụng: trừ phong thấp, tiêu viêm, giảm đau.
Điều trị
- Viêm họng, viêm amidan:
Cành lá tươi nhai ngậm nuốt nước.
- Chín mé, áp xe, ung nhọt:
Cành lá tươi giã đắp, đồng thời dùng 30 - 40g nấu sắc uống,
- Đầy bụng tiêu lỏng:
Lá tươi giã nát vắt lấy nước cốt uống 5 - 10ml.
- Thấp khớp:
Thuốc nấu uống:
Cành, lá, rễ Rau mương 40g
Rễ treo cây Gừa (Si) 40g
Hạt Gấc 5 hạt
Thuốc ngâm rượu uống:
Cành lá rễ Rau mương 100g
Rễ treo cây Gừa 100g
Hạt Gấc 10 hạt
Rượu 35 0C 1 lít
Mỗi lần uống 30ml mỗi ngày 2 - 3 lần.
Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 357, 1 - 6 - 2008, tr 20