Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/11/2007 23:28 (GMT+7)

Cây hoàng liên

Cây có thể được trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân. Cây mọc rất nhiều ở hầu hết các tỉnh lưu vực sông Trường Giang ở Trung Quốc. Theo Trung Dược Đại từ điển, vì rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại và có màu vàng nên có tên là hoàng liên. Hoàng liên là một trong những vị thuốc thường dùng trong Đông y. Tác dụng trị bệnh của cây hoàng liên đã được ghi lại trong bộ sách Thần nông bản thảonhư một loại thuốc được xếp vào hàng “thượng phẩm”, nghĩa là vị thuốc không độc, có thể dùng lâu dài để bổ dưỡng.

Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế

Thân rễ hình trụ cứng, có nhiều rễ con cong queo, nhiều đốt khúc khuỷu, dài khoảng 3 – 6cm, mặt ngoài màu vàng nâu hoặc vàng nhạt. Thu hái khoảng tháng 10 – 12 hàng năm, bỏ rễ con, cuống lá, bùn đất... bằng cách ngâm trong nước và chải sạch, nhưng không nên ngâm quá lâu sẽ mất chất. Sau đó, ủ mềm, thái mỏng phơi trong bóng râm cho khô dùng dần (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua (dùng chín). Để nơi khô ráo, đậy kín.

Thành phần hóa học và các tác dụng dược lý

* Chất có nhiều nhất trong hoàng liên là berberin (chiếm khoảng 7%), ngoài ra còn có coptisine, palmatin, columbamin, magnofolin, ferulic axit, obakunon và obakulacton.

* Các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêmtrên thực nghiệm của hoàng liên khá mạnh. Berberin có tác dụng kháng Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidisStaphylococcus aureus, Shigella dysenteriaenhưng không có tác dụng với Pseudomonas aeruginosaSalmonella paratiphy. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã ghi nhận khi sao lên thì hoạt tính kháng khuẩn bị giảm đi. Ngoài ra còn nhận thấy hoàng liên có tác dụng kháng nấm và tăng cường đáp ứng kháng viêm của cơ thể.

* Tác dụng hạ huyết áp nhẹ: thử nghiệm trên chó, mèo và thỏ (đã được gây mê) cho thấy huyết áp giảm nhẹ nhưng hiệu quả không kéo dài. Những liều sau đó vẫn có tác dụng và không thấy có dấu hiệu lờn thuốc.

* Hoàng liên có tác dụng lợi mật: làm tăng tiết mật và giảm độ dính của mật.

* Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: với liều nhỏ, berberin có tác dụng kích thích vỏ não, trong khi liều cao lại gây ức chế hoạt động của vỏ não.

* Độc tính: dùng kéo dài không thấy có tác dụng phụ nào đáng kể. Ngay cả khi dùng với liều khoảng 100g bột hoàng liên tương đương 2g berberin cũng không có tác dụng phụ nào xảy ra.

Tác dụng theo y học cổ truyền

* Tính vị và quy kinh: hoàng liên có vị đắng, tính hàn, không độc, vào các kinh tâm, can, đởm, vị, đại trường.

* Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, táo thấp, giải độc, sát trùng. Y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa tiêu hóa kém, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thận cấp, ho gà, hoàng đản, tâm phiền nhiệt khó ngủ, viêm chân răng, viêm họng, mụn nhọt, lở ngứa, chảy mủ tai.

* Tuy vậy, tác dụng điều trị của hoàng liên còn phụ thuộc vào cách bào chế, như một vài ví dụ sau đây:

- Nếu dùng tả tâm hỏa thì để sống, không sao tẩm.

- Dùng trị bệnh ở can đởm thì tẩm mật heo hoặc tẩm giấm sao.

- Điều trị hỏa ở thượng tiêu và trung tiêu (nóng bức trong ngực và bụng) thì tẩm với gừng hoặc rượu.

* Cần phân biệt với vài cây có tên hoàng liên như sau:

- Nam hoàng liên, hay là cây hoàng đằng (như đã nói trên), có chứa hoạt chất chính là alcaloid palmatin, một ít berberin và columbamin. Vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Thường dùng chữa các viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ, tiêu chảy nhiễm trùng...

- Thổ hoàng liên (như đã nói trên), có thành phần hóa học, tính vị và tác dụng dược lý tương tự hoàng liên.

- Hoàng liên gai ( Berberis wallichiana, Berberidaceae), rễ và thân có chứa alcaloid như berberin, oxyacanthin và umbellantin. Tính vị và tác dụng tương tự hoàng liên.

- Hoàng liên ô rô ( Mahonia nepalensis, Berberidaceae), cũng có chứa berberin trong thân và lá. Dùng cả thân, lá, quả và rễ.

* Vài toa thuốc có hoàng liên:

- Kích thích tiêu hóa: bột hoàng liên 0,5g, bột đại hoàng 1g, bột quế chi 0,75g. Trộn đều, chia ra uống trong ngày 3 lần.

- Kiết lỵ: bột hoàng liên 12g, uống mỗi lần 2g, mỗi ngày uống 2 lần. Nếu là lỵ trực khuẩn, phối hợp thêm với mộc hương 20g, tán bột làm thành viên, mỗi lần uống 2 – 8g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

- Viêm miệng lưỡi, tưa lưỡi ở trẻ em: bột hoàng liên trộn mật ong bôi vào chỗ tổn thương hoặc ngậm trong miệng. Có thể phối hợp với ngũ vị tử và cam thảo để tăng tác dụng.

- Lở ngứa hoặc lở loét ngoài da: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi thứ 8g sắc uống. Y học cổ truyền gọi 3 vị thuốc trên là “tam hoàng giải nhiệt” vì đều có công dụng thanh nhiệt, tả hỏa cho cơ thể.

- Trị nôn mửa do thai nghén hoặc trào ngược dạ dày: hoàng liên 12g, lá tía tô 12g, sắc uống.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.