Cây cỏ sữa
Cỏ sữa có tên khoa học là Euphorbia thuymifolia Burm.(Euphorbiaceae) thuộc họ thầu dầu, và Euphoribia prostrata Grash. Euphorbiaceae.
![]() |
Cây cỏ sữa |
Cỏ sữa lá nhỏ:là một loại cỏ nhỏ, gầy, mọc là là trên mặt đất, thân và cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối hình bầu dục hay thon dài, mép lá và lá hơi khía tai bèo dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, quả nhỏ có đường kính 1,5 mm, nhẵn, dài 0,7 mm, có 4 góc. Khi bấm cây có nhựa mủ trắng chảy ra. Có sức mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp các địa phương. Có thể thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dần làm thuốc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cỏ sữa lá nhỏ để chữa kiết lỵ.
![]() |
Cây cỏ sữa lá nhỏ |
Cỏ sữa lá to:Cây thảo sống hằng năm hay nhiều năm, có thân mảnh cao (15 - 40) cm, toàn cây có lông ráp và có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài (4 - 5) cm, rộng (7 - 15) mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có 2 lá kèm nhỏ hình lông cứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi chén mang các hoa đơn tính. Quả rất nhỏ, đường kính khoảng 1,5 mm, khi già nứt thành 3 mảnh vỏ mang 3 hạt rất nhỏ. Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng:Toàn cây bỏ rễ.
Phân bố:Cây mọc hoang khắp nơi, ở những chỗ đất có sỏi đá, bãi cỏ, đường đi.
Thu hái:Cây được thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng làm thuốc.
![]() |
Cây cỏ sữa lá to |
Thành phần hoá học: Trong cây có quercetin, triacontan, jambulol, một chất phenolic, enphosterol, một phytosterol và phytosterolin, các acid hữu cơ (gallic, melissic, palmitic, oleic và linoleic), l-inositol và một alcaloid xanthorhamnin.
Công năng:Tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chõng ngứa, thông sữa; cây còn có tính làm dịu, chống co thắt và làm dễ thở.
Công dụng:Người ta dùng cỏ sữa để chữa:
1. Lỵ trực khuẩn, lỵ a míp;
2. Viêm ruột cấp, khó tiêu, viêm ruột non do Trichomonas;
3. Viêm khí quản mạn tính;
4. Viêm thận, viêm bể thận. Dùng ngoài trị eczema, viêm da, hắc lào, zona, apxe vú, viêm mủ da. Còn dùng cho phụ nữ đẻ ít sữa hoặc tắc tia sữa.
![]() |
Hoa cây cỏ sữa lá to |
Ở Ấn Độ, cỏ sữa lá lớn được dùng trị bệnh giun ở trẻ em, bệnh đường ruột và ho; dịch lá dùng trị lỵ và cơn đau bụng, nước sắc cây dùng trị bệnh về phế quản và hen, nhựa cây đắp trị hột cơm, mụn cóc. Ở phương Tây, cỏ sữa được dùng trị bệnh đường hô hấp (hen, sổ mũi, khí thũng, ho mạn tính). Còn dùng giữa bệnh về mắt (viêm kết mạc, loét giác mạc). Nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày nên cần uống thuốc trước các bữa ăn.