Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 16/09/2016 17:54 (GMT+7)

Cần phân biệt chi ngân sách cho các đoàn thể và các hội

        Có mấy con số "khủng" mà báo chí viện dẫn. Đó là, biên chế  các Hội-Đoàn thể tới hàng chục vạn;  Ngân sách chi hàng năm cho mộ máy, biên chế  khối Hội-Đoàn thể hơn 14.000 tỷ đồng, chiếm hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước.  Nếu tính cả đất đai, trụ sở, xe cộ, phương tiện, nhà hàng, khách sạn của hệ thống Hội-Đoàn thể và một số nguồn vốn khác ( như kinh phí sự nghiệp khoa học, kinh phí nguồn phi chính phủ...) thì chi hàng năm  cho khối này lên đến trên dưới 50.000 tỷ đồng, chiếm 1-1,7% GDP cả nước ( Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách  VEPR, 13.6.2016; Tuoitre.vn, 7.7.2016; Viettimes 13.6.2016; Dantri.com.vn 10.6.2016,, thesaigontimes.vn 17.5.2016...). 

          Đúng là con số "khủng". Nhưng tách bạch ra, thì Ngân sách nhà nước chi chủ yếu cho khối đoàn thể chính trị -xã hội, còn hỗ trợ khối các hội quần chúng không lớn như người ta nghĩ.

          Chi ngân sách tốn kém nhất là chi cho cho bộ máy, biên chế. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội  đã ổn định, gồm Mặt trận và 5 đoàn thể ( Liển đoàn lao động, đoàn, hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến Binh và tổ chức Đoàn TNCSHCM), có ở cấp TW, tỉnh, huyện, xã. Chưa có số liệu đầy đủ, chính xác, nhưng chúng ta sơ bộ thế này:  Hệ thống chính trị xã hội  cấp TW bình quân trên dưới 300 biên chế/1 tổ chức(bao gồm biên chế khối văn phòng và các tổ chức trực thuộc thụ hưởng ngân sách),  tổng số 6 tổ chức khoảng trên dưới 2.000 người. Cấp tỉnh bình quân trên dưới 150 biên chế/6 tổ chức, tổng số 63 tỉnh thành khoảng 10.000 người. Cấp huyện và tương đương  bình quân trên dưới 15 biên chế/6 đoàn thể, tổng số 713 huyện khoảng 11.000 người. Cấp xã và tương đương bình quân 5 biên chế hoặc định suất, tổng số 11.164 xã, phường, khoảng  gần 60.000 biên chế và định suất. Tính ra, khối đoàn thể chính trị xã hội cả nước  phải cỡ trên dưới 80.000 biên chế và định suất, chủ yếu là biên chế.

          Trong lúc đó, các hội quần chúng ( tổ chức chính trị xã hội nghệ nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp...) đã và đang phát triển rộng rãi trong cả nước. Nhưng một số báo đưa tin cả nước có  hàng ngàn hội đặc thù với trên dưới 8.000 biên chế là chưa chính xác. Cả nước hiện có gần  500 hội cấp toàn quốc và khoảng 5 ngàn hội cấp địa phương. Nhưng chỉ có các cấp hội đặc thù mới được nhà nước hỗ trợ biên chế và kinh phí. Trong đó, cấp TW có 28 hội đặc thù với 668 biên chế( 2016). Cấp tỉnh bình quân 10 hội đặc thù/tỉnh( Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em, Liên minh HTX, Hội cựu TNXP, Hội nhà báo, Hội Liên hiệp VHNT, Liên hiệp các hội KH&KT, Hội Luật gia, Hội khuyến học...),  chuyên trách  khoảng 80 người( gồm cả biên chế và định suất, vì cán bộ chuyên trách nhiều hội đặc thù vừa trong biên chế, vừa người đã nghỉ hưu). Tổng số chuyên trách hội đặc thù 63 tỉnh, thành khoảng 5.000( gồm biên chế và định suất). Cấp huyện bình quân 3 hội( chủ yếu là Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em, Hội khuyến học), định suất bán chuyên trách là chính, bình quân  3  suất/ huyện, tổng số 713 huyện và tương đương khoảng  hơn 2.000 định suất, mức phụ cấp thấp.  Cấp xã phương  có định xuất bán chuyên trách, chủ yếu là hội khuyến học, nơi có, nơi không, chế độ rất thấp, chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng. Nếu quy về biên chế với mức lương bình quân 5 triệu đồng/tháng thì các hội đặc thù chỉ khoảng  trên dưới 5.000 biên chế. Riêng hệ thống Liên hiệp các hội  KH&KT Việt Nam gồm 2 cấp Trung ương và tỉnh là một tổ chức hội lớn của đội ngũ trí thức KH&CN cả nước, nhưng biên chế của Trung ương hội chỉ trên 40 người, còn cấp tỉnh bình quân 5 chuyên trách(biên chế và định suất) cho một Liên hiệp hội cấp tỉnh.

          Sự khác biệt lớn giữa hai hệ thống( tổ chức chính trị xã hội và hội quần chúng )  không những về biên chế, mà còn về một số mặt khác.  Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội           hưởng lương công chức cộng thêm 55% phụ cấp  hệ số (25% phụ cấp công vụ và 30% phụ cấp thu hút), còn hệ thống hội đặc thù hưởng lương viên chức, không có hệ số phụ cấp công vụ. Tính ra, 01 biên chế khối đoàn thể bằng 1,5 biên chế khối hội đặc thù.  Về bộ máy, khối đoàn thể tổ chức theo mô hình nhà nước, có đầy đủ các bộ phận chuyên môn, nhiều đơn vị trực thuộc các đoàn thể( Viện, Trung tâm...) cũng có biên chế, số cán bộ được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ xe cộ rất lớn. Còn khối hội quần chúng  lại khác. Tổ chức bộ máy ít bộ phận. Các đơn vị trực thuộc các hội đặc thù không có biên chế. Ví dụ, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có trên 500 đơn vị trực thuộc( Viện, Trung tâm...) hoàn toàn không biên chế. Cán bộ chủ chốt của hội vừa chuyên trách, vừa kiêm nhiệm, vừa công chức, vừa viên chức, vừa đương chức, vừa nghỉ hưu. Chỉ có cán bộ hội thuộc diện công chức mới có chế độ phụ cấp công vụ, chỉ có trong biên chế mới hưởng lương, còn  lại hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm thấp hơn lương nhiều. Số cán bộ được hưởng chế độ xe cộ cũng rất ít. Khối đoàn thể bình quân trên dưới 100 xe ô tô/ hội (cấp TW và cấp tỉnh), riêng hệ thống Tổng liên đoàn lao động trên 300 xe. Trong lúc tất cả các cấp hội đặc thù trong cả nước cũng chỉ khoảng  trên dưới 300 xe, chủ yếu là xe cũ do nhà nước điều chuyển sang. Tài sản  đất đai, trụ sở, nhà hàng, khách sạn chủ yếu là ở khối đoàn thể, còn khối hội chỉ có đất đai, trụ sở, nhưng không đáng kể, phần lớn đang ở chung với các tổ chức khác, rất chật chội, khó khăn.

pb

      Trở lại với con số "khủng" về ngân sách chi cho các Hội-Đoàn thể. Theo Dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hộitới 1.503,740 tỉ đồng,gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (92,435 tỉ đồng);

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội Cựu chiến binh Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng. Còn ngân sách hỗ trợ 28 Hội đặc thù cấp Trung ương  400 tỷ,chỉ  bằng 1/4 số đó. ( VEPR, 15.9.2016).  Hơn nữa, ngân sách hỗ trợ cho các hội đặc thù cấp TW đã giảm sâu, từ hơn 700 tỷ năm 2015 xuống 400 tỷ năm 2016. Trong lúc ngân sách cấp  cho khối đoàn thể giảm  ít hơn nhiều( xem biểu). Ngân sách hỗ trợ cho khối các hội đặc thù ở cấp địa phương so với  khối các đoàn thể chắc chỉ bằng một phần rất nhỏ, khoảng 1/15. (Vì số lượng biên chế và định suất khối đoàn thể cao gấp 10 lần khối hội đặc thù. Chế độ lương, phụ cấp và chi khác của khối đoàn thể/ biên chế  gấp 1,5-2 lần khối hội.). Bình quân một hội đặc thù ở cấp tỉnh ngân sách hỗ trợ 2 tỷ đồng/năm. Mối tỉnh  bình quân có 10 hội. Cả nước  63 tỉnh, thành, ngân sách hỗ trợ khoảng trên dưới 1.200 tỷ đồng/năm.  Chi cho các hội đặc thù ở cấp huyện, cấp xã không lớn. Còn các nguồn khác trên dưới 50 ngàn  tỷ đồng( gồm tài sản xe cộ, đất đai, trụ sở, khách sạn, nhà hàng và một số nguồn vốn khác như nguồn sự nghiệp khoa học, nguồn phi chính phủ ...), thì phải đến trên 90% là thuộc khối đoàn thể, còn khối hội chắc chỉ khoảng 10% là cùng.

          Luật về Hội sắp được Quốc hội thảo luận và thông qua. Có khả năng Luật chỉ điều chỉnh đối với các tổ chức hội, không điều chỉnh các đoàn thể chính trị xã hội.  Nhưng  phải làm rõ ngân sách hỗ trợ các hội ở mức độ nào, chứ không thể nói chung ngân sách cấp cho các Hội-Đoàn thể quá tốn kém. Ở tầm quốc gia đại sự, vấn đề chủ yếu có lẽ không phải vì biên chế và ngân sách chi cho các hội.  Biên chế khu vực hành chính sự nghiệp công lập hiện trên 2 triệu người. Khối đoàn thể trên dưới 8 vạn biên chế. Cần phải tinh giảm chủ yếu là ở hai khu vực này. Còn khoảng 5 ngàn biên chế  quy đổi của các hội đặc thù( trên tổng số hàng ngàn hội), có giảm cũng không được nhiều. Ngân sách nhà nước hỗ trợ  mối năm 300-400 tỷ đồng cho 28 hội đặc thù cấp TW không phải là lớn khi so sánh với ngân sách thuê dịch vụ cắt cỏ riêng cho thành phố Hà Nội  đã tới 700 tỷ đồng/năm như báo chí đã đưa tin. Mặt khác, khối các hội được nhà nước hỗ trợ kinh phí tuy là đơn vị dự toàn nhưng không phải là đơn vị tự chủ kinh phí nên việc sử dụng ngân sách được kiểm soát rất chặt chẽ. Rất có lý khi có quan điểm cho rằng, chi cho các hội có tốn kém hay không còn phải xem  xét trong mối quan hệ với vai trò, sự đóng góp của nó so với các khối tổ chức khác. Sứ mạng cao nhất của Luật là nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công dân tham gia thành lập và hoạt động hội, xây dựng xã hội dân sự theo tinh thần Hiến định. Bản thân các hội tự nguyện cũng đã và đang giác ngộ phải năng động, tự thân vận động, tự chịu trách nhiệm. Còn các hội đặc thù( những hội thành lập theo sự chỉ đạo của đảng và nhà nước) cũng giác ngộ tránh hành chính hóa, công lập hóa, phát huy tính độc lập, chủ động,  vươn lên đảm nhiệm nhiều hơn, có chất lượng hơn  nhiệm vụ đảng và nhà nước đặt hàng, nhất là nhiệm vụ tư vấn, phản biện xã hội và dịch vụ công, sử dụng có hiệu quả nhất kinh phí nhà nước hỗ trợ, đồng thời chủ động tiếp cận các nguồn lực xã hội.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).