Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 23/08/2005 15:07 (GMT+7)

Cần môi trường trọng dụng hơn là ưu đãi

Thực chất đây là một câu hỏi lớn đặt ra của phần đông các trí thức Việt kiều: môi trường để sử dụng chất xám ở Việt Nam đã được thực sự coi trọng hay chưa?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ, Chủ nhiệm các chương trình cao học Bỉ và Việt tại ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cũng khẳng định trong tham luận của mình: "Tiềm lực của kiều bào ta ở nước ngoài phải nói là rất lớn, chất xám của Việt Nam rất dồi dào. Cái giàu của Việt Nam chúng ta không phải là chất xanh đâu, mà là chất xám. Nhưng những tiềm năng ấy vẫn chưa khai thác hết". Theo ông, nhà nước nên "sử dụng chất xám một cách trân trọng, đúng nghĩa là không câu nệ, không thành kiến, không lý lịch phiền hà, không phân biệt quá khứ, thành phần, không tra hỏi từ đâu về, từ đâu đến...".

GS Nguyễn Văn Chuyển phát biểu tại hội thảo
GS Nguyễn Văn Chuyển phát biểu tại hội thảo
TS Phan Đạo (CH Czech) thẳng thắn nêu ý kiến: "Theo nhìn nhận đánh giá của riêng tôi thì vấn đề chất xám ở Việt Nam chưa được thực sự coitrọng. Rất nhiều GS, TS không sống nổi bằng nghề của mình. Ngay như các công ty nước ngoài ở Việt Nam đã tạo được một môi trường làm việc tốt, trọng dụng và khai thác được nhiều chất xám của ngườiViệt Nam hơn chính các cơ quan, công ty của Việt Nam. Điều cần nhất của các trí thức Việt kiều là cần sự thông thoáng trong tư tưởng để có một môi trường làm việc tốt hơn là cần những chính sách cụthể. Ví dụ như quốc tịch là vấn đề không phải quá cấp bách đối với phần đông trí thức Việt kiều. Vấn đề là dù là quốc tịch nào nhưng nếu đã là người Việt Nam thì đều có được cơ hội, môi trường làmviệc như nhau tại quê nhà".

Ngược lại, đất nước cũng có quyền đặt câu hỏi: hoài bão là đáng quý, nhưng vấn đề là các trí thức Việt kiều dám hy sinh cuộc sống thuận lợi ở nước ngoài để chung tay cùng xây dựng quê hương hay không? Câu trả lời rất rõ ràng: "Tôi coi Việt Nam như là một mảnh đất dụng võ với rất nhiều cơ hội tốt cho phần đông trí thức Việt kiều. Phải thấy rằng môi trường làm việc ở nước ngoài là cửa rất rộng cho một số ít người và rất hẹp cho phần đông trí thức Việt kiều. Nên khi về nước cũng không nên đòi hỏi quá nhiều, không nên tự coi mình là một loại công dân cao cấp” - TS Nguyễn Quí Đạo, Việt kiều Pháp, nói. Còn GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng phát biểu: "Tôi nghĩ ta nên làm ngay những gì trong tầm tay... Chờ đến chừng nào nữa, tóc đã bạc màu, tuổi đã gần về hưu, nếu chần chờ sẽ không còn thì giờ nữa, sẽ mất đi những điều kiện có được hôm nay...".

Tuy nhiên, GS Nguyễn Văn Chuyển (Nhật Bản) cũng lưu ý: "Vấn đề không phải là những đãi ngộ cụ thể. Tôi cho rằng môi trường làm việc là quan trọng nhất. Khó khăn chung của đất nước chúng tôi đều hiểu và thông cảm được nhưng chúng tôi không chấp nhận những bất hợp lý mà đáng ra hoàn toàn có thể khắc phục được. Ví dụ như nhiều thủ tục cho trí thức Việt kiều về nước làm việc còn quá nhiêu khê, nặng nề...".

Tiến sĩ hóa học Nguyễn Thanh Mỹ (Việt kiều Canada):“Với cuộc hội thảo này có thể những nhà trí thức Việt kiều (hầu hết đều đã và đang có vai trò trong những cơ sở khoa học, kinh doanh của nước ngoài) có thể góp ý được với các cơ quan chức năng về những ngành nghề nào nên để ý tới, nên đầu tư và nên phát triển. Trong 10 năm qua đất nước mình phát triển rất nhiều, nhưng sự phát triển này có thể nói là chưa vững chắc. Theo tôi nghĩ, cần quan tâm phát triển các ngành hóa học và vật liệu, vì đây là những công nghệ cơ bản của bất cứ một quốc gia nào cần phát triển. Ví dụ ở Mỹ thì ngành hóa học và vật liệu là ngành đem lại lợi nhuận cao nhất, Đức, Nhật cũng vậy. Vì muốn làm một chip vi tính chạy nhanh thì luôn cần những vật liệu mới, muốn làm một viên thuốc tốt cũng cần có hóa học tổng hợp. Hơn nữa nước mình có dầu hỏa. Hy vọng nhà nước để ý hơn về công nghệ hóa học và vật liệu ở Việt Nam.

Đối với Việt kiều về nước làm ăn, khó khăn thứ nhất là sự không thông hiểu với người trong nước. Cách tư duy làm việc rất khác nhau. Người Việt ở nước ngoài thường rất thực tế, còn trong nước đôi khi không thực tế hoặc không rõ ràng lắm và đồng thời vẫn còn những nghi ngờ. Thứ hai nữa là người Việt ở nước ngoài về không biết trong nước muốn đóng góp cái gì, không cụ thể. Cá nhân tôi là người đã đầu tư trong nước rồi thì thấy khó khăn nhất là chính sách không đồng bộ, cơ chế hành chính của mình rất phức tạp, làm đầu tư chậm đi nhiều”
Nguồn: thanhnien.com.vn 18/8/2005
.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.