Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/12/2016 18:57 (GMT+7)

Cần có Luật Phổ biến kiến thức về khoa học công nghệ

   Phát biểu khai mạc, ông Nghiêm Vũ Khải đã đánh giá vai trò quan trọng của công tác phổ biến kiến thức khoa học công nghệ (KHCN) trong giai đoạn hiện nay. Đối với LHHVN, phổ biến kiến thức KHCN là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để thuận lợi trong công tác phổ biến kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức, rất cần nhà nước ưu tiên đầu tư và thực hiện các biện pháp thúc đẩy hoạt động này

A2 (10)

Ông Tống Văn Đỉnh – Nguyên Trưởng ban Đào tạo và PBKT LHHVN

   Theo ông Tống Văn Đỉnh – Nguyên trưởng ban Đào tạo & PBKT LHHVN: Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN sẽ ảnh hưởng toàn diện thực tiễn sáng tạo nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, muốn có ưu thế trong cạnh tranh phải phát huy sáng tạo KHCN, coi KHCN là nhiệm vụ cấp bách, có chiến lược lâu dài. Khi phổ biến kiến thức thành chủ trương lớn, có sự nhất quán, có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp thì cần phải được thể chế hoá hoạt đọng này bằng luật pháp…

A3 (9)

Bà Dương Thị Nga – Phó Trưởng ban Hợp tác quốc tế LHHVN

  Bà Dương Thị Nga, Phó Trưởng ban Hợp tác quốc tế, LHH Việt Nam đã viện dẫn các mô hình và kinh nghiệm của hoạt động phổ biến kiến thức một số nước như: Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc cho thấy hiện nay khoa học công nghệ của họ đã vượt gấp nhiều lần Việt Nam. Bà Nga cũng đề xuất những giải pháp như:  Nâng cao nhận thức của nhà nước và công chúng về vai trò của KHCN, LHHVN cần phối hợp với Bộ KHCN triển khai khảo sát, nghiên cứu thấu đáo về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động phổ biến kiến thức ở Việt Nam, định vị vai trò của LHHVN trong hoạt động phổ biến kiến thức, đề xướng các chương trình, dự án cụ thể, đồng thời là đầu mối vận động chính sách…

A4 (2)

Ông Phan Tùng Mậu – PCT LHHVN phát biểu

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng phổ biến kiến thức KHCN là trách nhiệm chung của toàn xã hội, là sự nghiệp vì lợi ích của toàn dân, Phổ biến kiến thức KH&CN nhằm giới thiệu các kiến thức, thành tựu KH&CN mới của Việt Nam và thế giới, đưa các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuất và đời sống, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Vì vậy, sự ra đời của Luật Phổ biến kiến thức là một nhiệm vụ rất cần thiết cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).