Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/11/2005 14:19 (GMT+7)

‘Cầm lái’ và ‘bơi chèo’

Xu hướng thấy rõ, xã hội càng phát triển, càng dân chủ văn minh thì chức năng dịch vụ càng ngày càng lớn, càng rộng, trái lại chức năng quản lý (cai trị) càng thu hẹp lại. Điều này đúng với quan điểm của Mác là "Xã hội phát triển Nhà nước sẽ tiêu vong". Như vậy, chức năng phục vụ (dịch vụ) của Nhà nước là dịch vụ công. Thế nhưng, do nạn tham nhũng, lãng phí, ngày càng thấy rõ thực trạng việc cung ứng dịch vụ công (giáo dục, y tế, điện nước sinh hoạt, giao thông công cộng...) do Nhà nước cung ứng chất lượng kém hơn với chi phí cao hơn so với các thành phần khác cung ứng.


Có nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động cung ứng dịch vụ công của khu vực Nhà nước thường kém hiệu quả hơn so với khu vực tư nhân. Trong cuốn sách Kinh tế học công cộng, Joseph E.Stinglitz đã chỉ ra rằng: Các dự án nhà ở công cộng tốn kém hơn của khu vực tư nhân khoảng 20%. Các chi phí thu gom rác thải của khu vực công cao hơn của khu vực tư nhân 20%. Chi phí phòng chống hỏa hoạn của khu vực tư nhân (nhưng do Nhà nước cấp tiền) thấp hơn của công cộng là 47%. Một nghiên cứu về đấu thầu vận tải bằng ô tô buýt của tư nhân ở trường học Indiana cho thấy rằng chi phí của tư nhân thấp hơn chi phí do chính quyền cấp huyện thực hiện là 12%.


Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1997, trong đó có nêu lên rằng: Tại Trung Quốc, kể từ năm 1980, hệ thống cung ứng thủy lợi của Nhà nước cho gần 1 triệu ha đất nông nghiệp đã ngừng hoạt động vì bảo quản kém. Khối lượng điện do Nhà nước cung cấp ở các nước có thu nhập thấp bị thất thoát nhiều gấp đôi so với lượng thất thoát điện ở các nước có sự cạnh tranh của tư nhân. Xã hội hóa thực chất là sự chuyển giao một số công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, do Nhà nước đang thực hiện cho tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật đảm nhiệm. Xã hội hóa cũng là quá trình chuyển giao áp dụng các ưu điểm ở lĩnh vực tư nhân vào lĩnh vực công hay nói cách khác là quá trình thu hút trí tuệ, sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh của Nhà nước.


Ở nhiều nước trên thế giới đang diễn ra xu thế chuyển giao dịch vụ công cộng cho các tổ chức thuộc khu vực tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau. Phạm vi các dịch vụ công được chuyển giao cho khu vực tư ngày càng mở rộng. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc: cái gì các thành phần kinh tế khác có thể làm được thì Nhà nước không tham gia (trong trường hợp này, Chính phủ chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ để các thành phần khác thực hiện các dịch vụ đó một cách thuận lợi); cái gì mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc chưa tham gia thì Nhà nước phải là người chịu trách nhiệm cung cấp nó cho xã hội.


Ở Việt Nam , cùng với quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã tiến hành xã hội hóa việc cung ứng một số dịch vụ công. Việc xã hội hóa dịch vụ công ở đây không chỉ đơn thuần là sự chuyển giao các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức ngoài quốc doanh mà còn có nghĩa là động viên và tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của nhân dân vào phát triển các dịch vụ này, đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ, trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. Do đa dạng hóa các thành phần cung ứng dịch vụ công, chất lượng dịch vụ thông qua cạnh tranh sẽ được nâng cao, giá thành sẽ hạ. Điều này đồng nghĩa với việc người dân tốn ít chi phí nhưng được hưởng sự phục vụ với chất lượng cao hơn. Nhưng điểm dễ nhận thấy nhất, do đa dạng hóa thành phần cung cấp dịch vụ công, đồng nghĩa với đa dạng hóa sở hữu từ các thành phần cung ứng, sẽ tạo ra cơ chế hiển nhiên chống thất thoát, tiết kiệm nguồn lực. Lúc ấy Nhà nước giữ vai trò kiểm soát, tránh được tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Lúc đấy mới thật sự tách quản lý hành chính Nhà nước ra khỏi sản xuất kinh doanh, ra khỏi cung ứng dịch vụ công.


Quả đúng như Chính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo.

Nguồn: thanhnien.com.vn 15/11/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.