Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/07/2014 19:01 (GMT+7)

Cacbon hydrat giúp thực vật chịu hạn tốt hơn

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu tính hiệu quả của những nỗ lực bảo tồn rừng mưa Borneo và khả năng các cánh rừng này phục hồi trước biến đổi khí hậu.

Rừng mưa Borneo giống như nhiều cánh rừng khác ở Đông Nam Á đã phải hứng chịu nạn phá rừng ở mức cao, mà hiện các chuyên gia bảo tồn đang nỗ lực để khắc phục tình trạng này thông qua quá trình trồng bổ sung - tái trồng rừng bằng các cây giống của một loài duy nhất.

GS. Andy Hector, trưởng dự án nghiên cứu cho biết: "Phương pháp truyền thống khôi phục rừng là trồng bổ sung cây giống, nhưng thường là cây giống của một loài duy nhất trong một khu vực xác định. Trong khi rừng sẽ phục hồi đến mức độ nhất định, nhưng chúng tôi muốn biết rừng phục hồi ra sao so với tỷ lệ đã mất và hệ sinh thái rừng có khả năng phục hồi trước tình trạng biến đổi khí hậu hay không?”.

Theo GS Hector, nó giống như các thị trường tài chính. Nếu bạn đầu tư vào một thứ, thì có thể mang lại kết quả, nhưng đặt toàn bộ số trứng của bạn vào một giỏ có thể khiến bạn bị tổn thương trong trường hợp thị trường sụp đổ. Đó là lập luận có lợi cho hạng mục đầu tư đa dạng, phân tán nguy cơ và sẽ cung cấp một khoản đầu tư dài hạn hiệu quả hơn. Tương tự như đầu tư cho các loài: bạn có thể đầu tư cho một loài duy nhất hay đa dạng hóa để có được sự bảo hiểm trước các sự kiện cực đoan và tạo khả năng phục hồi cao hơn.

Nhóm nghiên cứu đã quan tâm đến việc tái trồng rừng bằng một loài duy nhất có làm cho các cánh rừng dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán hay không. Để kiểm tra hàm lượng cacbon hydrat giúp thực vật chịu hạn ở mức cao hay thấp hơn, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hàm lượng cacbon hydrat của 10 loài thực vật phổ biến trong các cánh rừng mưa và sau đó trồng chúng trong một môi trường có kiểm soát và không tưới nước trong nhiều tháng cho đến khi chúng chết.

Trong số 10 loài thực vật thử nghiệm, các nhà khoa học đã xác định loài thực vật có hàm lượng hàm lượng cacbon hydrat giảm, chết vì hạn hán nhanh hơn các loài thực vật có hàm lượng dưỡng chất này cao. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa hài lòng với thử nghiệm này vì có thể còn có các yếu tố tác động khác ngoài cacbon hydrat.

Để xác định chính xác hơn vai trò của cacbon hydrat, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh hàm lượng cacbon hydrat bằng cách trồng một số cây giống trong điều kiện bóng tối và sau đó đưa chúng vào điều kiện sinh trưởng có ánh sáng, trong khi lại làm ngược lại với cây giống khác.

Hai nhóm cây giống này đều giống nhau về mọi mặt, ngoại trừ các cây được trồng cuối cùng trong điều kiện bóng tối có hàm lượng cacbon hydrat giảm, trong khi cây được trồng sau cùng là trong điều kiện ánh sáng sẽ có hàm lượng cacbon hydrat cao hơn. 

GS. Hector nói: "Chúng tôi đã kiểm tra cả 10 loài thực vật theo cách này thông qua trồng cây giống bằng kỹ thuật trao đổi ánh sáng và sau đó cho chúng hứng chịu đợt hạn hán tàn khốc. Loài thực vật có hàm lượng cacbon hydrat giảm, sẽ chết vì hạn hán nhanh hơn. Nghĩa là chúng tôi có thể xác định được hàm lượng cacbon hydrat là nguyên nhân tác động đến khả năng chịu  hạn của thực vật”.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.