Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/08/2011 19:10 (GMT+7)

Các nhà khoa học phát minh và phát triển thuyết cấu tạo nguyên tử

1. Ernest Rutherford (1871 - 1937)

Rutherfordsinh ra tại một nông trại ở Niu Dilan năm 1871. Khi trưởng thành, ông du học ở Đại học tổng hợp Camborit và năm 1895, ông nhận học vị tiến sĩ ở đó. Ông là người đầu tiên tìm ra các bức xạ anpha- beta và đặt ra khái niệm chu kì bán hủy. Do chiến công chứng minh được rằng bức xạ anpha bao gồm hạt nhân nguyên tử heli và bức xạ beta bao gồm các hạt electron, ông đã nhận được giải thưởng Nobel hóa học năm 1908. Là giáo sư của Đại học Camborit, tại đây ông đã hướng dẫn hơn 10 nhà khoa học tài năng, những người về sau đều nhận được giải thưởng Nobel. Để tôn vinh ông, người ta đã lấy tên ông đặt cho nguyên tố hóa học thứ 104 trong bảng hệ thống tuần hoàn.

2. Niels Bohr (1885 - 1962)

Niels Bohr sinh tại Copenhagan Đan Mạch năm 1885. Ông đã làm việc và nghiên cứu trong nhóm của Tomxon với Rudopho tại nước Anh. Ông là người đầu tiên phát triển ý tưởng dẫn tới sự công bố lý thuyết về quang phổ nguyên tử. Do những công trình quan trọng của mình trong lĩnh vực đó, ông đã nhận được giải thưởng Nobel vật lý năm 1922.

Với tư cách là Viện trưởng Viện Vật lý lý thuyết ở Copenhaghen, ông đã hướng dẫn nhiều nhà vật lý trẻ trong đó có 7 người đã nhận được các giải thưởng Nobel về Vật lý và Hóa học như Werner Heisenberg, Wolfgang Pauli, Linus Pauling và Lep Landao. Học trò của ông là Linus Pauling - nhà vật lý, hóa lý người Mỹ đã nhận hai giải thưởng Nobel trong đó có một giải Nobel hòa bình do những cống hiến của ông trong cuộc đấu tranh vì hòa bình đặc biệt chống vũ khí hạt nhân và chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.

3. Linus Paulinh (1901 - 1994)

Linus Paulinh sinh năm 1901 tại Mỹ trong một gia đình dược sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học và có bằng tiến sĩ, ông đã sang châu Âu trong một thời gian ngắn, cùng làm việc với Schrodinger, Niels Bohr. Do những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực lý thuyết về liên kết hóa học và những phương hướng đúng đắn về cấu trúc của các protein, ông đã nhận được giải thưởng Nobel hóa học năm 1954. Sau đại chiến thế giới thứ hai, vợ chồng ông bắt đầu khởi xướng cuộc vận động mạnh mẽ ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới giải trừ vũ khí hạt nhân; phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và ông tiếp tục nhận được giải Nobel hòa bình năm 1963. Ông mất năm 1994, đã để lại một gia tài phong phú, nổi bật về nghiên cứu khoa học cơ bản, về những ứng dụng sai trong kỹ thuật và về hoạt động xã hội chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.