Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/04/2014 19:16 (GMT+7)

Biện pháp hạn chế tôm chết do virus đốm trắng

Triệu chứng

Tôm bị bệnh đốm trắng do virus thường có biểu hiện một số triệu chứng bệnh lý như: tôm có hiện tượng dạt vào bờ, giảm ăn, quan sát trên thân tôm thấy xuất hiện những đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở giáp đầu ngực hoặc toàn thân. Thân tôm xuất hiện màu hồng tím. Tôm chết hàng loạt và có thể chết 100% chỉ trong 3 - 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.

Biện pháp hạn chế

Bệnh đốm trắng chủ yếu lây truyền theo chiều ngang. Virus này lây từ giáp xác (cua, còng…) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao tôm. Vì vậy, khi chuẩn bị ao cần tiêu diệt hết các vật trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất. Vét sạch bùn đáy, rải vôi, phơi khô đáy ao 5 - 7 ngày. Lấp (bít) các lỗ ở bờ ao để làm cho cua, còng hết nơi trú ẩn.

Khi cấp nước vào ao nuôi cần lọc qua túi lọc nhiều lớp, để ngăn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác vào ao nuôi trở thành vật truyền bệnh. Sau đó, cần phải tiến hành diệt tạp trong nước trước khi thả nuôi để diệt một số loài cá dữ và cá mang bệnh.

 Bệnh đốm trắng không có khả năng lây theo chiều thẳng đứng vì các noãn bào (trứng) nhiễm virus đốm trắng thì không chín (thành thục) được. Nhưng trong quá trình đẻ trứng, tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng, do đó, ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm virus ngay từ giai đoạn sớm. Việc xét nghiệm tôm giống âm tính với virus đốm trắng trước khi thả nuôi là 1 trong những mắt xích quan trọng khống chế và hạn chế thiệt hại do bệnh này gây ra. Khi mua con giống nhất thiết phải qua kiểm dịch, xét nghiệm và nên mua tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Tôm sú bố mẹ hiện nay chủ yếu vẫn là khai thác từ tự nhiên nên con giống mang mầm bệnh là điều khó tránh khỏi. Nên thả tôm giống từ PL 10 - 12 trở lên.

Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc đầu hè, nhất là khi nhiệt độ trong ngày biến động lớn (nhiệt độ biến động giữa ngày và đêm, sáng, chiều…). Trong quá trình chăm sóc, hạn chế việc gây stress cho tôm, khi tôm bị stress sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh này. Quản lý tốt các yếu tố môi trường, khí độc…; đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho tôm nhất là vào những thời điểm giao mùa hoặc có mưa nắng, thất thường, kéo dài. Sử dụng chế phẩm sinh học để duy trì môi trường ao nuôi, sử dụng Vitamin C, men vi sinh trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi là một lựa chọn có hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn tươi sống cho tôm ăn vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiềm tàng.

Thực hiện an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi như sử dụng lưới ngăn chim, rào ngăn động vật sẽ giúp hạn chế lây lan dịch bệnh từ vùng này đến vùng kia hoặc từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

Trong trường hợp ao tôm bị đốm trắng, thực hiện các biện pháp cách ly ngay. Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch sớm để tránh thiệt hại, vì bệnh có thể gây cho tôm chết rất nhanh; tôm còn nhỏ và phát hiện bệnh mới xảy ra, chỉ vài con dạt bờ thì dùng formol 30 - 50 ppm để giết những con tôm đã nhiễm bệnh, tránh trường hợp những con tôm khác ăn thịt sẽ khiến bệnh lây lan rất nhanh. Tôm chết phải đem đi xa khu vực nuôi, chôn cùng với vôi bột, không vứt tôm bị đốm trắng ra môi trường bên ngoài.

Nếu tôm còn nhỏ, bị bệnh đã nặng, cần dùng các chất thuốc sát trùng liều cao, tiêu diệt virus trước khi thải bỏ. Dùng formol 50 - 70 ppm hoặc Chlorine 50 - 100 ppm để tiêu diệt toàn bộ (hủy ao).

>> Khi có dấu hiệu bệnh virus đốm trắng, người nuôi cần báo ngay cho cán bộ thủy sản địa phương hoặc cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh lây lan rồi mới công bố dịch.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.