Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/08/2010 21:55 (GMT+7)

Biển Đông và hải đảo Việt Nam

Tiến về Nam , tổ tiên ta đã mang thêm tư duy một quốc gia biển. Chính trên cơ sở tư duy mới mở rộng ấy, đặc biệt từ thời các chúa Nguyễn, tầm nhìn ra biển đã đưa đến một chuyển biến vô cùng quan trọng, tạo ra động lực lịch sử kỳ diệu của người Việt, và do đó, tạo nên bước đột biến: Nếu từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, cha ông ta phải mất 600 năm, thì từ đèo Hải Vân đến Hà Tiên ta chỉ phải mất có 200 năm, mà chủ yếu chỉ bằng lưỡi cày chứ không phải lưỡi kiếm… Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, các nhà nước Việt đã rất sớm liên tục khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các vùng biển hải đảo và thềm lục địa của mình.

Tập kỷ yếu tọa đàm khoa học: “ Biển Đông và hải đảo Việt Nam ” do Nhà sản xuất bản Tri thức vừa ấn hành đã chứng minh chân lý nên trên một cách đầy thuyết phục.

Các tác giả trong tập kỷ yếu cho thấy, việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được nhiều tài liệu lịch sử ghi nhận như: Phủ biên tạp lục(1776) của học giả Lê Quý Đôn cuối thời nhà Lê; Hoàng Việt địa dư chí(1833) của Phan Huy Chú và rất nhiều bộ sách sử địa của Quốc sử quán thời nhà Nguyễn vào thế kỷ XIX.

Công trình khảo cứu một số bản đồ cổ thềm lục địa, Biển Đông và hải đảo Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Đầu cho thấy suốt từ thời các chúa Nguyễn (1600 – 1777) đến nay, Việt Nam liên tục xác định chủ quyền biển đảo của mình, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, là phù hợp với lịch sử và luật pháp quốc tế.

Trong tập kỷ yếu này, các tác giả cũng đã chứng minh tính phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông từ phía Trung Quốc. Các học giả ở nhiều nước khác, như nhóm Mark K. Valencia, cũng đều cho rằng: “Đường lưỡi bò do Trung Quốc yêu sách không hề có cơ sở pháp lý trong Luật quốc tế về biển cũng như trong lịch sử”.

Tập kỷ yếu nêu trên in khổ nhỏ 13 x 19cm, 165 trang, đăng tải 08 tham luận khoa học của các nhà nghiên cứu nổi tiếng: Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã, Nguyên Ngọc, Phạm Đăng Thanh, Nguyễn Quốc Thắng, Hoàng Việt.

Mong rằng bạn đọc qua đây sẽ có thêm hiểu biết và tăng thêm nhiệt huyết đối với vùng biển đảo thiêng của Tổ quốc.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.