Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/06/2006 23:19 (GMT+7)

Bí ẩn người ngoài hành tinh trong sử thi Gilgamesh

Sau này, người ta còn phát hiện ra quyển thứ hai thuộc về nhà vua Hammourabi (1848-1806 trước Công nguyên) Vương quốc Cubabilon.

Đây là bộ Sử thi Gilgamesh có giá trị lịch sử và văn học rất lớn. Tất cả giới khoa học đều công nhận rằng, Sử thi Gilgamesh nguyên bản của nó xuất phát từ người Sumer. Người Sumer là một dân tộc thiện chiến, cho tới nay chúng ta cũng chưa rõ được nguồn gốc của dân tộc này, chỉ biết rằng họ đã để lại 15 số tự làm con người ngày nay kinh ngạc, những kiến thức về thiên văn toán học vô cùng tiên tiến.

Ở bản thứ nhất củaBộ sử thi Gilgamesh miêu tả một con quái vật Anjitu được Nữ thần Aru tạo ra. Toàn thân Anjitu mọc đầy lông dài. Nó ăn cỏ, và uống nước ở chỗ trũng như bò, nó còn thích nô đùa ở chỗ có nước sôi nóng bỏng. Vua của Thành Uruk nghe nói đó là một sinh vật xấu xí, bèn đề nghị cho nó một người con gái xinh đẹp, làm như vậy để nó có thể rời xa đàn bò. Anjitu bị Vua dùng kế bắt được, và cho cùng sống với người phụ nữ đẹp mê hồn nửa thần nửa người, được 6 ngày 6 đêm.

Vua của Thành Uruk (Ảnh: mediarebellion)
Vua của Thành Uruk (Ảnh: mediarebellion)
Trên bản thứ haikể rằng, người anh hùng Gilgamesh luôn luôn chiến thắng đã cho sửa chữa lại tường Thành Uruk. Vị thần này sống trong mộtcung điện rộng lớn, bên trong có cả kho lương thực, trên tường thành đều có vệ sỹ đứng gác, tuần tra canh phòng. Gilgamesh là dòng máu pha trộn giữa người với thần, 1/3 là người còn 2/3 là thần. Tínđồ hành hương đến Thành Uruk đều run rẩy khi ngửa mặt lên nhìn ông ta, bởi vì người ta chưa bao giờ nhìn thấy một người to khỏe và đẹp trai đến như vậy. Tập thơ tự sự này lại một lần nữa đề cập đếnvấn đề giao phối giữa người với thần.

Bản thứ bakể rằng, từ nơi xa một cơn lốc bụi cuốn tới làm kinh thiên động địa, bụi cát mù trời. Thần Mặt trời xuất hiện, ông ta dùng một móng vuốt rất lớn quặp lấy Anjitu. Ở đây mô tả Thần Mặt trời như một mũi khoan nặng nề cắm vào người Anjitu, nặng nề đè lên như một cái thớt cối. Con người ngày nay ngạc nhiên và khó lý giải. Phải chăng, người nguyên thủy đã tự biết rằng, dưới một gia tốc nhất định, cơ thể con người có thể lao mạnh như một mũi khoan? Ngày nay, chúng ta đã biết được gia tốc của lực hấp dẫn, phi công vũ trụ khi cất cánh bị một gia tốc trọng lực ép chặt xuống ghế, điều này đã được tính toán kỹ từ trước. Nhưng người nguyên thủy tại sao lại có thể hiểu được những kiến thức ấy?

Bản thứ sáukể rằng, Gilgamesh và Anjitu đã cùng nhau đi đến nơi ở của thần. Đứng từ rất xa họ đã nhìn thấy ngọn tháp rực rỡ, vô cùng huy hoàng tráng lệ. Đấy là nơi ở của nữ thần Oninis. Hai hiệp sỹ thận trọng lấy tên và đạn bắn các vệ sỹ, nhưng đều bị bắn trả lại, các vệ sỹ không hề bị xây xước. Hai hiệp sỹ vội vàng áp sát cung điện, lúc đó đột nhiên nghe thấy một tiếng gầm khủng khiếp: "Hãy quay về đi!! Phàm là người nào đã đến núi thánh nơi ở của thần, nếu người nào chỉ cần nhìn thấy mặt thần thì người đó sẽ nhận lấy cái chết".Trong Kinh thánh cũng có đoạn ghi như vậy "Người không thể nhìn được mặt ta, người nhìn mặt ta sẽ không thể sống được".

Bản thứ bảythuật lại cảnh loài ngoài lần đầu tiên nhìn thấy Trái đất từ Vũ trụ. Anjitu bị móng đồng của con chim ưng lớn quắp lấy bay trong không trung. Trong sách ghi lại như sau:

Ngài nói với ta rằng: " Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biến giống cái gì?Mặt đất giống ngọn núi cao, mặt biến giống như một cái hồ. Bay thêm một giờ đồng hồ nữa, lại hỏi ta "Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biển giống cái gì?"Mặt đất lúc này giống như một khu vườn, mặt biển giống như một bồn nước trong vườn hoa. Lại bay thêm 4 tiếng nữa hỏi: "Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biển giống cái gì?"Mặt đất như cháo loãng, mặt biển như chậu nước".

Nhất định phải có một sinh vật nào đó đã nhìn Trái đất từ trên trời cao. Ở bản này còn kể rằng, một cánh cửa đã nói giọng như một con người, điều này khiến người ta nghĩ ngay tới phát thanh.

Đến bản thứ tám, Anjitu đã từng nhìn thấy Trái đất từ trên cao ấy đã bị chết vì một bệnh rất lạ. Gilgamesh hỏi có phải Anjitu đã bị trúng khí độc do một loài dã thú trên trời có thể gây nên một chứng bệnh không thể điều trị liệu được ở người.

Người anh hùng Gilgamesh (Ảnh: planetxvideo)
Người anh hùng Gilgamesh (Ảnh: planetxvideo)
Bản thứchín, kể lại câu chuyệnGilgamesh vô cùng thương tiếc người bạn Anjitu bèn quyết định lặn lội dặm trường đi tìm thần, bởi vì ông ta lúc nào cũng nghĩ rằng sẽ chết vì căn bệnh giống như bệnh của Anjitu. Gilgamesh đi đến chân2 ngọn núi chống trời, vắt ngang qua 2 ngọn núi là Cổng Mặt trời. Trước Cổng Mặt trời, ông ta đã gặp 2 người khổng lồ. Phải thương lượng cả một ngày, Gilgamesh mới có thể vào được. May mắn vì ông ta2/3 là thần, nên một lát sau Gilgamesh đã tìm thấy vườn hoa của thần ở bên một bờ biển rộng lớn. Khi Gilgamesh đang trên đường đi, thần đã cảnh cáo ông ta 2 lần: "Hỡi Gilgamesh, mi đi đâu? Mikhông tìm được tính mạng mà mi muốn đâu. Khi thần tạo ra người, thì đã xếp đặt trước vận chết rồi, còn tính mạng là do thần tự thân nắm quản".Gilgamesh không nghe khuyến cáo, quyết tâm tiến bước,cho dù có bao nhiêu nguy hiểm, ông ta nhất định phải đến được nơi ở của Utenapise. Nhưng Utenapise lại ở một bờ biển rất xa xôi, ở đó không có đường đi, ngoài con tàu của Thần Mặt trời ra thì khôngcó một con tàu nào khác có thể bay được qua biển rộng. Gilgamesh đã vượt qua bao nguy hiểm, biết dựa vào trí thông minh của mình để vượt qua biển rộng.

Về sau, bản thứ mười đã tả lại cảnh ông ta tới gặp Utenapise, cha của loài người có eo lưng không thô hơn eo lưng ông, vai cũng không rộng lớn, mà là người có vóc dáng như ông ta. Utenapise nói rằng, 2 người trông rất giống cha họ. Tiếp đó, Utenapisa kể lại cho Gilgamesh nghe những việc mà Gilgamesh đã trải qua, kỳ lạ là ông ta lại dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để kể. Thật ngạc nhiên là Utenapise đã miêu tả hết sức tỷ mỷ nạn Hồng Thủy. Ông ta kể rằng, thần đã cảnh cáo ông ta có nạn Đại Hồng Thủy, để ông ta đóng một con thuyền, dùng để cứu trẻ em, phụ nữ, những người thân của ông ta cùng với các nghệ nhân của các ngành nghề. Ông ta đã miêu tả nhiều cảnh phong ba bão táp, nước thủy triều ầm ầm dâng cao màn đêm đen đặc cùng với những con người mà ông ta không thể cứu vớt hết được, cho đến ngày nay cảnh tượng ấy vẫn còn sinh động và có sức cuốn hút kỳ lạ. Câu chuyện này thật giống với câu chuyện của Noê trong Kinh Thánh, chúng ta lại được nghe câu chuyện thả quạ và chim bồ câu, câu chuyện sau khi nước rút thuyền bị mắc cạn trên một ngọn núi.

Căn cứ vào những miêu tả ở trên, chúng ta có thể đặt một giả thiết về lịch sử mơ hồ của loài người như sau: Từ thuở rất xa xưa, có một phi thuyền Vũ trụ không rõ từ đâu phát hiện ra sự tồn tại của hành tinh chúng ta. Họ nhanh chóng hiểu ra rằng, Trái đất có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trí tuệ con người. Đương nhiên thời ấy loài người trên Trái đất không phải là loài người chúng ta bây giờ.

Người ngoài hành tinh đã thụ tinh cho một số phụ nữ ở Trái đất, giống như lời kể trong truyện thần thoại, họ đợi cho những phụ nữ này ngủ say rồi bỏ đi. Mấy nghìn năm sau, những người khác ngoài hành tinh lại tới Trái đất, họ tìm thấy sản phẩm là hậu duệ của họ để lại. Họ lại tiếp tục tiến hành giao phối nhiều lần cho đến khi tạo ra được một loại sinh vật có trí tuệ để họ có thể truyền thụ cho loài sinh vật này kỹ năng sinh tồn và những quy luật sống của xã hội.

Loài người thời đó là loài dã man chưa được khai hóa, họ rất có thể bị thoái hóa nên một lần nữa giao phối với dã thú. Người ngoài hành tinh đã nhìn thấy mối nguy hiểm này, nên đã tiêu diệt cái sản phẩm không thành công của họ, hoặc đem chúng đến một vùng đất khác. Vì vậy, xã hội nguyên thủy, kỹ năng nguyên thủy nhất đã bắt đầu xuất hiện, những  bức tranh vẽ trên vách đá và trong hang động, làm ra đồ gốm, rồi tới những kiến thức ban đầu về việc dựng nhà ở, từng thứ một cứ dần dần xuất hiện. Những người nguyên thủy này vô cùng sùng kính những người khách tới từ trời cao. Bởi vì những vị khách này tới từ một nơi mà loài người không hề biết, hơn nữa sau này họ lại bỏ đi mất.

Trong tâm thức của loài người, họ là thần thánh, họ là Thượng đế.

Nguồn: khoahoc.com.vn 15/6/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.