Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 08/05/2009 23:23 (GMT+7)

Bí ẩn của pháo hoa

Pháo hoa gồm 2 phần: phần phía dưới giống như một quả pháo to, còn phần trên là một quả cầu.

1. Ở phần bên dưới chứa thuốc nổ đen (thuốc súng), cái cần thiết nhất để làm đủ loại pháo hoa. Thuốc nổ là một hỗn hợp bột than, lưu huỳnh và kali nitrat. Ở đầu dưới có dây dẫn lửa rất dễ cháy. Khi châm lửa vào dây dẫn này, lửa sẽ dẫn vào ống pháo đốt cháy phần thuốc nổ đen trong ống. Khi tiếp xúc với một tia lửa, ba thứ đó hợp thành một chất đốt rất mạnh. Rõ hơn là hưu huỳnh và than củi vét hết oxy của kali nitrat, nguồn cung cấp lớn. Như trong mọi sự đốt cháy, nhiệt độ sẽ tăng lên, và một lượng lớn các chất khí được sinh ra, chính lượng khí này sẽ tạo áp lực đẩy phần pháo bông bên trên bay lên. Thế là sự đốt cháy kích hoạt “phụ gia” của trái bom, nói cách khác là chất tạo ra màu sắc và hiệu quả mong muốn, đóng vai trò chính trong quả pháo hoa. Hiện tượng này gây ra do các kim loại khác nhau khi cháy ở nhiệt độ cao có thể sinh ra ngọn lửa có màu khác nhau.

Trong nhiều thế kỷ, các nhà chế tạo pháo hoa chỉ tạo ra những tia chớp vàng và trắng. Về sau, người ta đã biết cách làm cho phong phú hơn với màu đỏ và xanh lá cây (hai màu dễ thực hiện nhất) và cả màu xanh da trời, tím, hồng và da cam. Tất nhiên, công thức chính xác của phụ gia là một điều tối mật. Đó là bí quyết của sự cạnh tranh. Tuy nhiên, người ta thường dùng nhất là những mối kim loại dựa trên cơ sở bari , đồng, natri và stronti. Clorua đồng tạo ra màu xanh da trời rất đẹp, clorua stronti cho ra màu đỏ rực. Kết hợp khéo léo hai chất đó, ta sẽ có một màu tím tuyệt vời. Ngoài chất tạo màu, trong pháo hoa người ta cho thêm các chất tạo khói và tạo âm thanh.

2. Ở phần trên của cây pháo hoa có chứa chất cháy, chất trợ cháy, chất phát quang và chất cháy tạo màu. Chất cháy cũng là thuốc nổ đen, nó có tác dụng khi cháy sẽ sinh ra nhiệt làm cho chất phát quang và chất phát màu nổ tung. Chất trợ cháy này hỗ trợ cho chất cháy càng cháy mạnh hơn, do các phản ứng hóa học sinh ra lượng nhiệt rất lớn làm phân hủy muối nitrat, sinh ra oxy cung cấp cho quá trình cháy. Chất cháy sáng thường là bột nhôm hoặc bột magiê các bột kim loại này cháy rất mạnh, đồng thời phát sáng mạnh.

Một số chất dùng để sản xuất pháo hoa

-Chất oxy hóa: KNlO 3, KClO 3, KClO 4, NH 4ClO 4, Ba(NO 3) 2, Ba(ClO 3) 2, Sr(NO 3) 2.

- Chất trợ cháy: Al, Mg, Ti, bột than, lưu huỳnh, Sb 2S3, tinh bột, (-CH 3-CHCl-)n.

- Chất tạo hiệu ứng đặc biệt:

+ Ngọn lửa đỏ: Sr(NO 3) 2, SrCO 3.

+ Ngọn lửa xanh lục: Ba(NO 3) 2, Ba(ClO 3) 2.

+ Ngọn lửa lam: CuCO 3, CuSO 4, CuO.

+ Ngọn lửa vàng: Na 2CO 3, Na 3CO 4, Na 3AlF 6.

+ Ngọn lửa trắng: Mg, Al.

+ Tia lửa vàng: Fe, C.

+ Tia lửa trắng: Al, Mg, hợp kim Al - Mg.

+ Tạo tiếng rít: Kali benzoat hoặc natri salicylat.

+ Tạo khói trắng: hỗn hợp của muối natri và lưu huỳnh.

+ Tạo khói màu: hỗn hợp KClO 3, S và thuốc nhuộm hữu cơ.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.