Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/04/2014 20:02 (GMT+7)

Bệnh thường gặp ở tôm sú nuôi bán thâm canh

Bệnh đóng rong

Tác nhân gây bệnh:Bệnh có thể do một vài nhóm hay rất nhiều nhóm sinh vật cùng gây ra như: vi khuẩn dạng sợi, nấm, nguyên sinh động vật hay tảo… Các mầm bệnh này có thể phát sinh từ môi trường nuôi.

Triệu chứng:Tôm bị bệnh này, khắp bề mặt cơ thể dơ bẩn, đóng rong, nhớt. Tùy từng tác nhân gây bệnh mà cơ thể tôm, phụ bộ sẽ mang những màu sắc khác nhau. Khi bệnh nặng, tôm lờ đờ, di chuyển chậm chạp ở trên mặt nước hoặc ở mé ao.

Phòng và trị bệnh:Quản lý môi trường ao nuôi thật tốt, giữ ổn định màu nước. Có thể dùng formalin (7-10 ppm), hoặc một số loại thuốc, hóa chất để phòng trị bệnh này.

Bệnh do vi khuẩn Vibrio

Tác nhân gây bệnh:Chủ yếu do vi khuẩn nhóm  Vibrio gây ra. Hiện nay, vi khuẩn  Vibrio còn là nguyên nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp.

Triệu chứng:Tôm nhiễm bệnh thường bơi lội mất phương hướng. Các bộ phận như vỏ, phụ bộ chân, râu và mang bị nhiễm khuẩn có màu đen hay đỏ nâu. Vỏ bị ăn mòn, cơ có màu trắng đục.

Ở tôm giống, ấu trùng bị nhiễm bệnh có màu đen trên đỉnh các phụ bộ, tôm bỏ ăn, ruột rỗng và chết dần, có khi tỷ lệ chết lên đến 100%.

Phòng và trị bệnh:Bệnh này có thể phòng bằng cách chuẩn bị ao thật tốt trước khi nuôi. Quản lý các yếu tố thủy lý, thủy hóa ở mức tối thích. Tránh để tôm bị stress… Có thể dùng thuốc, kháng sinh oxytetraciline hoặc cliprofoxacine trộn vào thức ăn cho tôm ăn từ 5 - 7 ngày để trị bệnh này.

Bệnh đốm nâu, đốm đen

Tác nhân gây bệnh:Bệnh này do các nhóm vi khuẩn  Vibrio sp,  Aeromonas, Flavobacterium Pseudomonascùng gây ra. Các vi khuẩn này có khả năng tiết ra nhiều loại men làm ăn mòn vỏ kitin và biểu mô tôm. Môi trường ao nuôi xấu, tôm bị sốc, bị thương sẽ là cơ hội cho bệnh này phát sinh.

Triệu chứng:Vỏ giáp, phụ bộ và mang tôm có những đốm hay mảng màu nâu đen đơn độc hay thành đám rộng. Khi bệnh nặng, vỏ bị ăn mòn, lở loét đến lớp dưới biểu bì. Các phụ bộ như râu, chân, chủy… cũng bị ăn mòn và có vết đen ở ngọn.

Bệnh lây lan nhanh và có thể nhiễm bệnh 100% đàn tôm nuôi. Tôm bị bệnh sẽ kém ăn, bơi lờ đờ, mất thăng bằng, thậm chí là chết. Nếu bệnh nhẹ, sau khi lột vỏ tôm mới trở lại bình thường, nếu bị nặng sẽ để lại vết thương trên vỏ mới.

Phòng và trị bệnh:Giữ môi trường tốt, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Phòng và trị bằng một số loại thuốc và hóa chất trong danh mục cho phép bán trên thị trường.

Bệnh đỏ thân

Tác nhân gây bệnh:Bệnh có thể do các nguyên nhân như độc tố từ sinh vật hay do bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn  Streptococcus).

Triệu chứng:Khi mới bị bệnh, tôm có màu vàng hơi xanh. Sau đó, tôm có màu đỏ từ mang đến toàn bộ cơ thể. Khi bệnh nặng, gan tụy tôm bị phá hủy, tanh hôi, có màu vàng nhạt và chết hàng loạt.

Phòng và trị bệnh:Không cho tôm ăn thức ăn tươi bị ươn, thối hoặc thức ăn công nghiệp bị ẩm mốc. Tránh để tảo trong ao bị tàn, luôn duy trì lượng ôxy ổn định và đầy đủ. Hạn chế và giảm thiểu nồng độ khí độc như H 2S, NH 3... trong ao nuôi.

Bệnh nguy hiểm do virus

Bệnh đốm trắng (WSSV); bệnh đầu vàng (YHD); bệnh tôm còi (MBV); Đây là những bệnh do virus gây ra nên thường gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bệnh lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, hiện chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả.

Để giảm thiểu bệnh này nên dùng chlorin khử trùng, phòng bệnh là chính. Cần cải tạo ao tốt, chọn giống có chất lượng; chăm sóc và quản lý ao nuôi tốt. Khi bị bệnh, tiến hành thu hoạch ngay tránh lây lan ra xung quanh.

>> Việc xác định, chẩn đoán tôm bệnh có thể dựa vào việc quan sát môi trường nuôi và quan sát tôm. Quan sát môi trường nuôi là quan sát sự thay đổi màu nước, thông số chất lượng nước… Quan sát tôm chủ yếu quan sát sự thay đổi bất thường của tôm nuôi như: mất phụ bộ, màu sắc thân, mang, vỏ, hình dạng, hoạt động của tôm... Đặc biệt, khi thấy tôm chết mà không thấy có các dấu hiệu bệnh rõ ràng thì cần phải xem xét các vấn đề bệnh do chất lượng thức ăn, sự biến đổi đột ngột của các yếu tố môi trường…

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.