Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/05/2022 14:06 (GMT+7)

Bến Tre: ứng dụng Khoa học vào mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, Bến Tre đã tập trung chỉ đạo ứng dụng khoa học và công nghệ chuyển đổi nhiều mô hình sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao như:

: mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa; trồng xen bưởi da xanh trong vườn dừa; thâm canh vườn dừa theo hướng hữu cơ; sản xuất lúa sạch; nuôi luân canh tôm - lúa ở những vùng nhiễm mặn thấp; tôm càng xanh toàn đực trong vườn dừa; nuôi thâm canh tôm biển 2 giai đoạn,... góp phần hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

tm-img-alt

Mô hình trồng bưởi da xanh trong chậu

Trong sản xuất, Cây giống có vai trò rất quan trọng, nếu cây giống đạt chuẩn sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Hiện nay, Quy mô sản xuất cây giống được mở rộng với khoảng 1.650 ha,  với  khoảng 7.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh cây giống, với diện tích hơn 1.200ha, sản lượng khoảng 45 triệu cây/năm, gồm các loại như sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm, bơ, nhãn, xoài, mít…

 Diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, với 16.063,75 ha cây ăn trái, thủy sản và dừa được công nhận GAP và hữu cơ (Dừa 7.249 ha; cây ăn trái 374,35 ha; thủy sản 8.440,4 ha); đã cấp 23 mã vùng trồng cây nhãn, chôm chôm, xoài và bưởi da xanh và 31 mã cơ sở đóng gói (trong đó có 02 cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu đạt tiêu chuẩn HACCP); có 5/8 sản phẩm chủ lực được xây dựng chỉ dẫn địa lý, triển khai xây dựng 06 nhãn hiệu tập thể, 04 nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học và công nghệu xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc tổ chức lại sản xuất gắn với quy hoạch đất đai và tổ chức lại dân cư khu vực nông thôn để hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao chưa được thực hiện bài bản, căn cơ. Thói quen sản xuất truyền thống của người nông còn phổ biến... dẫn đến tình trạng sản xuất nhỏ lẽ, manh mún. Bên cạnh đó, hoạt động của các hợp tác xã và các doanh nghiệp đầu tàu vận hành chuỗi giá trị (trừ doanh nghiệp chế biến dừa, bưởi da xanh) vẫn chưa đủ mạnh, chưa có tác dụng tích cực đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt và quyết định tính bền vững, hiệu quả của chuỗi giá trị...

Để xây dựng thành công vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp cụ thể như :

Đẩy mạnh  thông tin, tuyên truyền về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của tỉnh; Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kết luận số 359-KL/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM, chương trình mỗi xã một sản phẩm để tạo sự chuyển biến rõ nét trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 Xây dựng mô hình hợp tác xã “điểm” hoạt động có hiệu quả và thực chất, phải phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất, thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu vào, đầu ra ổn định cho nông sản; góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thay đổi bộ mặt của nông thôn.

 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và tổ chức lại dân cư nông thôn; thực hiện các chính sách đặc thù, khuyến khích, kêu gọi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp liên kết với người dân, hợp tác xã; phát triển mạnh kinh tế hợp tác, phát triển kinh tế nông nghiệp và đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn. Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, có đề xuất cơ chế tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút đầu tư, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chế biến tập trung.

 Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng các biện pháp canh tác bền vững, tạo sản phẩm chất lượng, đồng nhất. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Do điều kiện chúng ta là sản xuất nhỏ lẽ, manh mún nên chúng ta rất cần những kinh nghiệm và mô hình sản xuất theo phương thức “mãnh vườn nhỏ, sản xuất lớn”, đấy cũng là diều kiện để chúng ta sớm hình thành vùng sản xuất tập trung; Hoàn thiện thủ tục thành lập và đưa vào sử dụng Trung tâm Giống và hoa kiểng tỉnh Bến Tre và hạ tầng kỹ thuật phụ trợ phục vụ nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa giống - hoa kiểng có quy mô cấp Quốc gia.

Xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng. Từng địa phương cần chủ động rà soát, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nhằm góp phần phát triển mạnh và bền vững nền nông nghiệp của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết là 30%. Thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông lâm thủy sản, hình thành các cụm công nghiệp chuyên ngành. Điểm nhấn ở đây là sản xuất tập trung phải gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm mà kinh nghiệm trước đây ta thường xuyên gặp là bán trái dừa thô rất dễ bị thương lái ép giá (kể cả thương lái nước ngoài). Khi ngành dừa chúng ta được các doanh nghiệp tập trung vào khâu chế biến thì hiện nay chúng ta không còn e ngại sự biến động của thị trường như: bưởi da xanh, thanh long, chôm chôm, sầu riêng...  

Tăng cường kết nối thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử, gia tăng năng lực sản xuất mới; kết hợp nghiên cứu thị trường; xúc tiến thương mại, kết nối và định hướng thị trường cho từng sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm đưa các sản phẩm của chuỗi giá trị nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm của Quốc gia và toàn cầu. Hỗ trợ xây dựng Website; xây dựng nhận diện thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá cho các doanh nghiệp, sản phẩm OCOP; xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre.

 Lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích các dự án ứng dụng công nghệ cao và đầu tư vốn lớn vào nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; tập trung nguồn lực hoàn chỉnh các công trình ngăn mặn, các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ hậu cần (logictics),...Qua 02 năm tàn phá của dịch bệnh COVID-19 thì chúng ta thấy ngành nông nghiệp đã trở thành bệ đỡ và chúng ta phải nhìn lại nếu bệ đỡ nầy trong thời gian qua chúng ta tập trung đầu tư  nhiều (thời gian qua đầu tư cho ngành khoảng 16%) thì nó sẽ càng vững chắc biết bao. Phát triển sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới