Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/03/2005 21:06 (GMT+7)

Báo cáo về bổ sung và sửa đổi điều lệ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Đại hội lần thứ 4 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được tiến hành trong một thời điểm khá đặc biệt. Qua hơn 10 nǎm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã có sự thay đổi to lớn. Nhờ đường lối phát triển đất nước hợp với quy luật khách quan và được lòng dân, nước ta vừa hội nhập và hợp tác có hiệu quả trên trường quốc tế, vừa phát huy được nội lực của toàn dân và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn và khá ổn định trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, và hiện nay trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ 3 đang bắt tay vào thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đưa đất nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào nǎm 2020. Trong sự nghiệp vĩ đại đó, tầng lớp trí thức Việt Nam nói chung và các hội khoa học và kỹ thuật nói riêng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Bằng việc tiếp tục đổi mới hoạt động của mình, các hội khoa học và kỹ thuật phải huy động được tối đa tiềm nǎng trí tuệ của giới trí thức thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực hoạt động xã hội phục vụ cho sự nghiệp này. Điều đó phải được thể hiện trong Điều lệ mới của Liên hiệp hội. Mặt khác sau 15 nǎm thành lập và hoạt động và 10 nǎm thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII "Về củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam", Liên hiệp hội đã phần nào thực hiện tốt chức nǎng tập hợp và đoàn kết, điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã được ghi trong Điều lệ cũ. Đặc biệt Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam" đã tạo một xung lực mới cho hoạt động của toàn bộ hệ thống các hội khoa học kỹ thuật, vì vậy với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lực lượng trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Liên hiệp hội cần có các chức nǎng, nhiệm vụ đầy đủ hơn, cao hơn, ngang tầm với thời kỳ mới. Trong cơ cấu tổ chức của mình, Liên hiệp hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hội thành viên thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình với tư cách là những hội vừa là hội khoa học và kỹ thuật, vừa là hội nghề nghiệp trên nguyên tắc tự chủ, tự quản. Mặt khác, như đã nêu trên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của tầng lớp trí thức làm cầu nối giữa Đảng và trí thức, tập hợp và đoàn kết, điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội, vai trò chỉ đạo của Liên hiệp hội trong những vấn đề chung liên quan đến thời cuộc, đến vận mệnh của đất nước, đến lợi ích chung của hội trong giai đoạn mới cũng cần được tǎng cường.

Đó chính là những cǎn cứ để bổ sung và sửa đổi Điều lệ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Xin tường trình cụ thể về dự thảo Điều lệ bổ sung và sửa đổi của Liên hiệp hội.

1. Về kết cấu chung xin giữ nguyên số lượng và tên gọi các chương và các điều như trong Điều lệ cũ. Chỉ xin thay đổi vị trí của chương IV (Khen thưởng và Kỷ luật) và chương V (Tài sản và Tài chính) cho nhau để đảm bảo tính hợp lý của Điều lệ.

2. Về các điều khoản cụ thể của Điều lệ xin có một số bổ sung và sửa đổi như sau:

Trong Điều 1 Điều lệ cũ ghi: "Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội) là tổ chức chính trị - xã hội tự nguyện của tầng lớp trí thức hoạt động trong các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam". Trong thông báo số 52-TB/TW của Ban Bí thư khoá VII do Đồng chí Đào Duy Tùng ký ngày 31-8-1993 nêu rõ: Với chức nǎng là một tổ chức tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức của đất nước hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức Việt Nam. Trên tinh thần đó xin kiến nghị thay nội dung Điều 1 Điều lệ cũ bằng: "Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội) là tổ chức chính trị - xã hội tự nguyện của trí thức Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ" để thể hiện rằng Liên hiệp hội đại diện cho toàn bộ đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nói chung trong cả nước mà nòng cốt là các hội khoa học và kỹ thuật. Cũng chính vì thế mà mục đích hoạt động của Liên hiệp hội cũng cần phải xác định rõ ràng hơn, phù hợp với quy mô tập hợp và những nhiệm vụ trọng đại của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xin kiến nghị bổ sung và sửa đổi Điều 2 như sau: "Mục đích của Liên hiệp hội là tập hợp và đoàn kết lực lượng trí thức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực hoạt động xã hôị, điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội thành viên để cùng nhau tiến hành các hoạt động nhằm phát huy vai trò trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh.

Trong các Điều 3, Điều 4 và Điều 5 xin có một số bổ sung, sửa đổi nhỏ để làm cho nội dung của các điều này rõ ràng hơn và chuẩn xác hơn.

Các bổ sung và sửa đổi đụng chạm nhiều nhất đến Chương II liên quan đến những nhiệm vụ của Liên hiệp hội chúng ta trong giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những nhiệm vụ ghi trong Điều lệ cũ cần được nâng lên một tầm cao mới, bổ sung và làm rõ. Như đã nêu trên, nǎm 1988 vào thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới Ban Bí thư khoá VI đã có chỉ thị 35/CT/TW "Về củng tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam". Về cơ bản Liên hiệp hội đã thực hiện tốt những yêu cầu mà Đảng đặt ra cho các hội trong thời gian qua.

Là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, Liên hiệp hội không chỉ có vai trò đoàn kết và tập hợp, điều hoà và phối hợp trong hoạt động của các hội thành viên, mà cả trong những vấn đề quan trọng của đất nước. Hội đồng Trung ương phải có nǎng lực chỉ đạo các hoạt động chung của hệ thống các hội nhằm đảm bảo tính mục tiêu và tính hiệu quả cao cho các hoạt động của toàn bộ hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội và giới trí thức khoa học và công nghệ nói chung phát huy tiềm nǎng trí tuệ để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đi sâu vào các nhiệm vụ cụ thể của Liên hiệp hội trong giai đoạn mới xin đề nghị có những bổ sung và sửa đổi cho phù hợp.

Công cuộc đổi mới là một quá trình mới mẻ vừa cả về mặt lý luận lẫn hoạt động thực tiễn. Từ nhiều nǎm nay bằng các hoạt động khác nhau Liên hiệp hội đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến để tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, luật pháp và các kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, tǎng cường quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi xin kiến nghị đưa công tác này thành nhiệm vụ hàng đầu của Liên hiệp hội ghi trong nhiệm vụ thứ 1 Điều 6 Điều lệ bổ sung và sửa đổi.

Mặt khác chúng ta nhận thức sâu sắc rằng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Vì vậy việc tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ phải trở thành một mối quan tâm thường xuyên và là nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội, đặc biệt là các Liên hiệp hội ở địa phương và xin được coi mục này là một phần quan trọng của nhiệm vụ thứ 1 Điều 6.

Nhờ quá trình dân chủ hoá và xã hội hoá các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo mà hiện nay nhiều hội thành viên và các đơn vị trực thuộc đang tham gia nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ này tuy đã được ghi trong Điều lệ khoá trước, nhưng trong Điều lệ mới xin được nhấn mạnh thêm và ghi rõ trong nhiệm vụ thứ 1 và Điều 6.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của Liên hiệp hội là "Tích cực góp phần vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhất là việc đào tạo thế hệ trẻ và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ cho quảng đại quần chúng". Xin được ghi nội dung này vào nhiệm vụ thứ 1, Điều 6 của Điều lệ mới.

Với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của giới trí thức, thành viên lớn và quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp hội chúng ta phải tham gia tích cực vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm mục tiêu xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. Chính vì vậy việc thực hiện tốt vai trò thành viên của MTTQVN ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như vậy xin được tách những nhiệm vụ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam với tư cách là thành viên của Mặt trận thành một nhiệm vụ lớn thứ 2 của Liên hiệp hội:

Thực hiện tốt vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phối hợp với các tổ chức và đoàn thể khác làm những công việc:

- Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh.

- Góp phần duy trì truyền thống vǎn hoá tốt đẹp của dân tộc, tích cực tham gia xây dựng nếp sống mới, chống lối sống sa đọa, bài trừ hủ tục, mê tín, dị đoan.

- Vận động anh chị em trí thức người Việt đang định cư ở nước ngoài góp phần trí tuệ và sức lực vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Vận động giới trí thức đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh vì tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc.

Về nhiệm vụ lớn thứ 3 xin được giữa nguyên như trong Điều lệ cũ.

Xin được viết lại nhiệm vụ lớn thứ 3 trong Điều lệ cũ thành nhiệm vụ lớn thứ 4 một cách đầy đủ hơn và có định hướng mục tiêu rõ ràng hơn: Xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức Liên hiệp hội.

- Tiếp tục củng cố tổ chức và phát triển hoạt động của các hội thành viên, thành lập một số hội khoa học và kỹ thuật ở cấp Trung ương, trước hết là trong những lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thúc đẩy việc thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tại các tỉnh, thành đã hội đủ các điều kiện cần thiết.

Trong nhiệm vụ thứ 1 của Điều lệ cũ có một mục ghi rõ về sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp, quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất và điều kiện làm việc của hội viên và những người làm công tác khoa học và kỹ thuật. Nay xin viết lại thành một nhiệm vụ thứ 5:

-"Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tính cộng đồng, tính trung thực khoa học và đạo đức nghề nghiệp của người trí thức.

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các hội viên, các cán bộ khoa học và công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ nghề nghiệp, đời sống tinh thần và vật chất của hội viên và những người làm công tác khoa học và công nghệ"

Về vấn đề này chúng ta chưa làm được nhiều, nhưng phải đặt thành một nhiệm vụ quan trọng để phấn đấu.

Điều 6 xin được sửa đổi một chữ, nhưng không thay đổi nội dụng.

Trong chương III về Tổ chức của Liên hiệp hội ở điều 7 xin bổ sung thêm đoạn Liên hiệp hội được tổ chức theo cơ cấu một đoàn thể cấp Trung ương theo đúng tinh thần của Chỉ thị 35-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII.

Trong quá trình hoạt động sẽ có những Liên hiệp hội địa phương hay hội khoa học và kỹ thuật ngành Trung ương tự nguyện xin gia nhập Liên hiệp hội, vì vậy xin được bổ sung một câu tiếp theo ở Điều 7: "Giao cho Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương xem xét việc kết nạp thêm hội thành viên mới được thành lập vào Liên hiệp hội và trình Hội đồng Trung ương quyết định".

Điều 8 xin được sửa đổi Liên hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc đoàn kết, dân chủ và khoa học. Hội đồng Trung ương, Đoàn Chủ tịch hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.

Trong Điều 9 xin thêm một câu và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của một Hội đồng Trung ương, Liên hiệp hội

Tại Điều 10 xin thay tiêu đề Quyền lợi của các hội thành viên bằng Quyền hạn của các hội thành viên. Ở mục 5 của Điều 10 dự thảo Điều lệ mới xin bổ sung câu: "Ra khỏi Liên hiệp hội khi có đề nghị chính thức của đại hội của hội thành viên". Điều này khẳng định rằng Liên hiệp hội là một tổ chức tự nguyện. Mặt khác chỉ khi nào Liên hiệp hội hoạt động tích cực, có hiệu quả, trở thành một điểm quy tụ của các hội, đáp ứng được quyền lợi của các hội thành viên thì cơ cấu Liên hiệp mới thực sự bền vững. Việc các hội thành viên xin ra khỏi Liên hiệp hội đòi hỏi phải có đề nghị chính thức của Đại hội của các hội thành viên vì trong Điều lệ các hội đều ghi rõ hội là thành viên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam mà chỉ có Đại hội đại biểu của hội mới có quyền bổ sung, sửa đổi điều lệ của hội.

Các điều 11, 12, 13, 15 xin được giữa nguyên.

Số lượng các ủy viên Hội đồng Trung ương có thể tǎng hay giảm do một số nguyên nhân chính sau đây:

- Do kết nạp thêm Hội thành viên mới.

- Do Hội thành viên hay Đoàn Chủ tịch đề nghị. Vì vậy xin bổ sung một câu ở Điều 14: "Khi xét thấy cần thiết Hội đồng Trung ương có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên Hội đồng Trung ương".

Trong Điều 16 về Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội xin được viết rõ: Đoàn Chủ tịch là cơ quan thường trực của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội giữa hai kỳ họp của Hội đồng Trung ương và chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động của Liên hiệp hội theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể.

Điều 17 xin được giữ nguyên.

Điều 18 quy định quyền hạn về nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra xin đề nghị bổ sung trong mục 1: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Liên hiệp hội và thêm mục 3: Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ủy ban (hoặc ban) kiểm tra các hội thành viên và trong mục 2 của điều này thêm mấy chữ và các hoạt động khác để khẳng định rằng mọi hoạt động của Liên hiệp hội đều nằm trong tầm kiểm tra và giám sát của Ủy ban này.

Tại Điều 19 xin bổ sung thêm một câu "Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra là Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Liên hiệp hội" nhằm đảm bảo cho Ủy ban Kiểm tra được cung cấp đầy đủ mọi thông tin về hoạt động cũng như tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của Liên hiệp hội trong khuôn khổ Đoàn Chủ tịch.

Như đã trình bày ở trên xin kiến nghị hoán vị chương IV (Khen thưởng và Kỷ luật) và chương V (Tài sản và Tài chính) trong Điều lệ cũ để đảm bảo tính logic các điều khoản của Điều lệ.

Chương VI về hiệu lực của Điều lệ xin được giữ nguyên.

Trên đây thay mặt Đoàn Chủ tịch chúng tôi đã trình bày trước Đại hội toàn bộ nội dung dự thảo Điều lệ bổ sung và sửa đổi của Liên hiệp hội cũng như đã lý giải mục đích của các bổ sung và sửa đổi đó. Xin đề nghị quí vị đại biểu Đại hội đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh và thông qua.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.