Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/04/2005 00:09 (GMT+7)

Báo cáo của Hội đồng Trung ương tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam (Phương hướng)

Phần II

Phương hướng hoạt động và những nhiệm vụ chủ yếu của Liên hiệp hội trong nhiệm kì V (2004 - 2009)

I- Đặc điểm tình hình nhiệm vụ sắp tới

1-Trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7,5%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo của thế giới.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam là chương trình hành động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010. Chiến lược đề ra các chỉ tiêu: đưa GDP năm 2005 lên gấp đôi năm 1995 và GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.

Để thực hiện Chiến lược, ngoài các giải pháp đồng bộ tiếp tục đổi mới, cải cách nền kinh tế và chuẩn bị tốt điều kiện hội nhập kinh tế thế giới (thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, gia nhập WTO, thực hiện các hiệp định song phương…) Chính phủ tiếp tục xây dựng cơ chế đảm bảo và khuyến khích sự tham gia của các cấp, các ngành, của mọi người dân, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp ở địa phương và cộng đồng… trong việc tổ chức thực hiện, đánh giá, giám sát Chiến l­ược.

2-Chiến lược trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường 2001-2010 là một trong những giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

Nghị quyết Hội nghị TW 9 (khóa IX) của Đảng đã đề ra bốn giải pháp lớn về phát triển kinh tế, trong đó có giải pháp về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội; Nghị quyết chỉ rõ “Tập trung chỉ đạo nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; lấy chất lượng sản phẩm, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế làm mục tiêu chủ yếu của hoạt động KH và CN, chuyển các tổ chức KH và CN nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp”.

Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam, với tư cách là tổ chức đại diện cho trí thức KHCN Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ đoàn kết tập hợp trí thức, điều hòa và phối hợp hoạt động của 87 hội thành viên và hơn 200 tổ chức KHCN, có vị trí và vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện các Chiến lược và giải pháp này.

3-Để thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa IX và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận tại thông báo số 145-TB/TW ngày 09 tháng 7 năm 2004 “về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010”. Kết luận nêu rõ:

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò và vị trí của Liên hiệp hội ngày càng quan trọng. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) xây dựng Liên hiệp hội thành một tổ chức chính trị-xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ớc; từ nay đến năm 2010 tập trung vào những nhiệm vụ lớn sau đây:

1- Tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành, mọi lĩnh vực và trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, nâng cao lòng yêu nước và tự hào dân tộc, tinh thần cộng tác và cộng đồng, tính trung thực trong khoa học và đạo đức nghề nghiệp của trí thức ; chủ động đề xuất tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề quan trọng về đường lối, chính sách, chủ trương xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước hết là trên những vấn đề trực tiếp liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức.

2- Tổng kết hoạt động, rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó xác định đúng những phương hướng nhiệm vụ trọng tâm; đẩy mạnh các hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho nhân dân, nhất là đối với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), các nghị quyết và kết luận của Trung ương khoá IX có liên quan đến giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ; tổ chức phối hợp tốt hơn nữa lực lượng trí thức khoa học và công nghệ để tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với những dự án lớn, có tính liên ngành, liên vùng.

3- Củng cố tổ chức đã có, phát triển vững chắc các hội thành viên mới ; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên trên cơ sở phát huy tính năng động, sáng tạo, năng lực nội sinh của đội ngũ trí thức tham gia Hội ; cùng với các cơ quan có liên quan nghiên cứu sớm xây dựng các hình thức thích hợp thu hút trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, trí thức nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của nước ta.

Ban Bí thư đã giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng các văn bản cần thiết để giao thêm cho Liên hiệp hội thực hiện một số nhiêm vụ quan trọng mới và tạo các điều kiện thuận lợi cho Liên hiệp hội hoạt động, đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ Đảng quán triệt vai trò, vị trí của Liên hiệp hội và tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động của Liên hiệp hội.

Tuy vậy, tình hình chung hiện nay là Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về những vấn đề liên quan đến KH&CN và hoạt động của Liên hiệp hội chưa thực sự đi vào thực tế cuộc sống. Mặt khác, việc thể chế hóa Chỉ thị của Đảng đối với Liên hiệp hội tiến triển rất chậm hoặc không minh định rõ ràng, không đảm bảo tính khả thi trong thực tế (Chỉ thị 14/TTg và Quyết định 22/TTg, Nghị định 88/CP) đã tạo ra những rào cản không đáng có trong hoạt động hội.

Về phần Liên hiệp hội, những kết quả đạt được trong tất cả các lĩnh vực hoạt đông là rất lớn, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Chúng ta vẫn chưa tìm được các phương thức hoạt động có hiệu quả tốt với sự tham gia tích cực của hội thành viên và hội viên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiềm năng xuất hiện và trở thành hiện thực (tiềm lực); có thể, lợi ích (nâng cao trình độ chuyên môn và sự quan tâm về tinh thần) cho mọi thành phần, mọi cá nhân tham gia hoạt động hội là điểm đáng quan tâm hơn của Liên hiệp hội trong nhiệm kì tới. Ngoài ra, Liên hiệp hội cần chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ mới: giám sát độc lập, cấp chứng chỉ nghề nghiệp, tham gia thực hiện một số dịch vụ công... sau khi được Nhà nước giao.

II- Phương hướng hoạt động của liên hiệp hội giai đoạn 2004-2009

Là tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, Liên hiệp hội cần tiếp tục phát triển theo những phương hương cơ bản sau:

1-Xây dựng Liên hiệp hội vững mạnh về tư tưởng và tổ chức để góp phần tích cực củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đóng vai trò nòng cốt trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức KH&CN trong nước và thu hút trí thức KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả người nước ngoài ủng hộ sự nghiệp KH&CN Việt Nam.

2-Xây dựng và nâng cao năng lực điều hoà, phối hợp, chỉ đạo và kiểm tra để Liên hiệp hội ở trung ương và địa phương thực sự là đầu mối giữa các hội viên, hội thành viên với các cơ quan Đảng và Nhà nước, với các Đoàn thể chính trị-xã hội và các tổ chức trong, ngoài nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của trí thức KH&CN, tạo thành sức mạnh tổng hợp.

3-Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, chủ động tham gia xây dựng các luận cứ khoa học cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc; tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội, tiến tới giám sát độc lập; hướng mạnh hoạt động của Liên hiệp hội về cơ sở, đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên, làm cho hội viên gắn bó với tổ chức hội và thu hút sự quan tâm của trí thức, xã hội.

4-Phấn đấu trở thành nhân tố tích cực tham gia thực hiện các hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực KH&CN, GD&ĐT, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; phát hiện, giúp đỡ, cổ vũ, bồi dưỡng tài năng sáng tạo trong nhân dân và trong lực lượng trí thức KH&CN chuyên nghiệp.

III- Những nhiệm vụ chủ yếu

1-Tích cực tập hợp nhiều hơn nữa lực lượng trí thức KH&CN và điều hòa phối hợp hoạt động của các hội thành viên.

Tạo môi trường nghiên cứu, sinh hoạt học thuật dân chủ và hợp tác thuận lợi cho các cá nhân hoạt động KH&CN ở trong nước và ở nước ngoài khi về nước; phản ánh trung thực nguyện vọng và các ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức KH&CN với Đảng và Nhà nước; tham gia và chủ động đề xuất các chính sách đối với trí thức KH&CN.

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức KH&CN; tôn vinh người tốt, biểu dương việc tốt trong hoạt động KH&CN; tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến; phê phán sự thiếu hợp tác trong nghiên cứu, chống thói hư danh và những tiêu cực khác trong hoạt động KH&CN; giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm cộng đồng, tính trung thực trong khoa học và đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ trí thức KH&CN.

2-Tăng cường công tác thông tin hai chiều giữa Liên hiệp hội và xã hội về hoạt động KH&CN; tổ chức tốt hơn cho trí thức KH&CN có điều kiện đóng góp vào việc xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động t­ư vấn, phản biện và giám định xã hội, tiến tới giám sát độc lập đối với các đề án, công trình lớn; tham gia xã hội hoá KH&CN, GD&ĐT, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho nhân dân, nhất là đối với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy việc gắn KH&CN với sản xuất, kinh doanh; tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết giữa “4 nhà “; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trí thức trong hoạt động KH&CN; đẩy mạnh sự phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp hội với các Đoàn thể và tổ chức quần chúng khác; liên kết, hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài và tham gia các tổ chức KH&CN của khu vực và quốc tế.

3-Phát triển, đổi mới và đa dạng hóa các phương thức tập hợp trí thức trong nước và trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài.

4-Liên hiệp hội trung ương và các hội ngành trung ương tăng cường việc hướng dẫn, giúp đỡ các liên hiệp hội và hội địa phương đẩy mạnh hoạt động theo tinh thần hướng mạnh các hoạt động về cơ sở.

IV- các giải pháp chủ yếu

1-Tổ chức nghiên cứu, quán triệtcác kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2010; trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hành động của toàn Liên hiệp hội và mỗi hội thành viên.

2- Xây dựng chương trình vận độngthêm nhiều trí thức KH&CN trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia xây dựng Tổ quốc.

Nghiên cứu và đề xuất với Nhà nước về loại hình tổ chức và nội dung hoạt động cụ thể để thu hút trí thức là người Việt Nam đang sống và làm việc tại các nước trên thế giới và người nước ngoài ủng hộ sự nghiệp KH&CN Việt Nam tham gia hoạt động hội, góp phần xây dựng đất nước.

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức và hoạt động hội theo nguyên tắc dân chủ, khuyến khích sáng tạo và đảm bảo lợi ích thiết thực cho các hội viên, hội và xã hội; vận động thành lập các phân hội, chi hội KHKT ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn tại các địa phương chưa có điều kiện thành lập Liên hiệp hội ; xúc tiến thành lập các Liên hiệp hội địa phương ở 29 tỉnh còn lại.

3- Xây dựng, kiến nghị chính sách về các hoạt động của Liên hiệp hội

Để thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và kết luận của Ban Bí thư, cần tích cực kiến nghị Chính phủ và UBND các cấp ban hành thêm cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động và sự phát triển của Liên hiệp hội, cụ thể là:

- Có cơ chế chính sách phù hợp với “ tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam” ở trung ương và địa phương.

- Có cơ chế cụ thể của Chính phủ qui định việc NSNN hỗ trợ cho hoạt động Liên hiệp hội theo điểm 2, Điều 4, Nghị định số 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Có quy định của Chính phủ phân cấp các đề án cần lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội hoặc giám sát độc lập của Liên hiệp hội theo Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg.

- Đề nghị Nhà nước từng bước giao cho đảm nhận một số việc phù hợp, mang tính chất dịch vụ công như cấp chứng chỉ nghề nghiệp, chứng nhận trình độ nghề tương đương giữa các nước trong khu vực; hành nghề y-dược tư nhân; kế toán và kiểm toán ngoài Nhà nước; tư vấn pháp lý cho người nghèo …

4- Phối hợp với các Bộ, ngành, Đoàn thể và tổ chức quần chúngđẩy mạnh hoạt động các Hội thi, Giải thưởng, các Quỹ khuyến khích học sinh, sinh viên nghèo vượt khó người dân tộc, các Olimpic chuyên ngành, Quỹ phát triển KH&CN của Liên hiệp hội.

5- Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động

Đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp hội theo hướng:

- Hoàn thiện quy chế hoạt động của Đoàn Chủ tịch Hội đồng T.W Liên hiệp hội.

- Xây dựng quy chế điều hòa phối hợp hoạt động giữa Đoàn Chủ tịch Hội đồng TW và các Ban thường vụ các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc.

- Củng cố tổ chức cơ quan thường trực Liên hiệp hội ở Trung ương và địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Xây dựng và kết nối hệ thống thông tin điện tử toàn Liên hiệp hội; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia có năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội và phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo; xúc tiến thành lập nhà xuất bản và đẩy mạnh việc xuất bản các ấn phẩm phục vụ việc phổ biến kiến thức KHKT, diễn đàn trí thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Tăng cường cán bộ thực sự có năng lực, nhiệt tình và thời gian làm công tác hội.

6- Hướng mạnh các hoạt động của Liên hiệp hội về cơ sở.

Tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện chương trình hành động triển khai Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động KH và CN của Liên hiệp hội trong những năm qua và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.

Tăng cường phối hợp và hỗ trợ các hội thành viên, các đơn vị KHCN xây dựng và triển khai các hội thảo khoa học, các chương trình, dự án, đề tài ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đời sống; tham gia xã hội hóa giáo dục-đào tạo; tư vấn, phản biện và giám định xã hội và đào tạo nguồn nhân lực; tham gia đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là nông dân.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho hoạt động và phát triển Liên hiệp hội.

Xây dựng nội dung cụ thể trong chương trình hợp tác 4 nhà (Nhà khoa học, Nhà nước, Nhà nông và Nhà doanh nghiệp) phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở trung ương và các địa phương.

Phối hợp với các cơ quan Đảng, Chính quyền và Đoàn thể các tỉnh thực hiện việc đánh giá các hoạt động phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo theo tinh thần Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.

Tăng cường các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các cộng đồng ở các địa phương khác nhau về chuyển giao công nghệ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...

Lời kết

Trong 5 năm phấn đấu thực hiện Chỉ thị 45/CT-TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp hội đã có những đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Liên hiệp hội đã có bước phát triển mạnh về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trong điều kiện gặp không ít khó khăn về nhận thức và phương thức hoạt động của một tổ chức chính trị-xã hội, đại diện cho trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong thời kì mới.

Trước đặc điểm tình hình nhiệm vụ mới, việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW và kết luận số 145 của Ban Bí thư Trung ương, với những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi Liên hiệp hội phải nỗ lực hơn nữa trong nhiệm kì sắp tới. Đây cũng là những cơ hội lớn và thách thức lớn để người trí thức thể hiện đầy đủ hơn lòng yêu nước và trách nhiệm nặng nề trước Đảng, Nhà nước và nhân dân .


Với tinh thần “ Trí tuệ-Hợp tác và Phát triển”, chúng ta nguyện nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đại hội V đề ra./.

12

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.