Bằng chứng và lý giải
Phong cách đọc sách ngược, đưa tôi đến bài cuối cùng của cuốn sách dày vẻn vẹn 257 trang nội dung. Vốn tôi đang nghĩ mùa hè không khí ô nhiễm hơn mùa đông, ban đêm ra đường trong lành hơn mùa hè. Chẳng thế mà, tối đến nhiều người ra đường đi bộ tập thể dục, và mùa hè những bộ mặt đeo mặt nạ Jina nhiều hơn hẳn mùa đông?. Bài đầu tiên tôi đọc, nằm ở trang 253 cuốn sách đã cung cấp cho tôi kiến thức hoàn toàn mới mẻ ( mới với tôi và chắc là không ít người ). Bằng số liệu quan trắc của Trạm khí tượng, tác giả đã cho chúng ta biết tăng mức ô nhiễm không khí đặc biệt tăng sau lúc chập tối, và kéo dài đến gần sáng hôm sau, Từ gần trưa đến chiều mức ô nhiễm giảm bớt, sau đó lại tăng lên. Hoá ra là vậy, đáng ra ban ngày nguồn gây ô nhiễm hoạt động thì phải ô nhiễm hơn, nhưng do điều kiện thời tiết mà mức ô nhiễm ban đêm lại cao hơn ban ngày. Quá thú vị với bài đầu được đọc, đã dẫn dắt trở lại đọc một mạch cho hết cuốn sách...
Từ những Thông điệp của Thế kỷ, Thiên niên kỷ, tác giả cho chúng ta bức tranh của thế giới về đóng góp với cộng đồng... Enstein, người đứng đầu của Thế kỷ XX chúng ta ( do tờ Time bình chọn năm 1999), là gương mặt thứ 21 của những nhân vật “làm nên thiên niên kỷ” theo tuần san Life bình chọn. Nhưng quan trọng hơn, với sự lập luận sắc bén dí dỏm, tác giả đã cho chúng ta bài học về sự huyễn hoặc mình...Nếu ta là số 0 tròn trĩnh thì cũng chỉ cách người đứng đầu Thiên niên kỷ ( Edison) 11 vạch thôi, nhưng trong 11 vạch theo nấc thang logarit của Landau, là cả 100 tỷ người.
Một thang độ hạn hẹp, một thước đo giá trị lung tung thì thành tích về học thuật thường được xem như đương nhiên tỷ lệ thuận với chức sắc.Ngay trong các hội đồng khoa học, nơi mà thang giá trị phải chuẩn mực nhất, mà thực ra chỉ cần một hội đồng ba người có chuyên môn, tâm huyết, còn hơn một hội đồng chín người đầy đủ học thuật và thiếu trách nhiệm.
Khoa học Việt Nam đang ở đâu?, Cần coi trọng chuẩn mực trong Khoa học Công nghệ...những bài viết đã thẳng thắn chỉ ra cho chúng ta rõ sự tụt hậu trong khoa học của chúng ta...Không thể tự mình tạo một sân chơi riêng trong “thế giới phẳng”, tự mình thấy mình giỏi giang với vô số công trình khoa học nội địa để chẳng ai công nhận mình, bản thân mình cũng không thể sử dụng nổi. Quốc tế có sân chơi chung, và chúng ta không có cách nào muốn phát triển mà không chịu hoà nhập. Khoa học phát triển, và bằng giải pháp khoa học mới có thể đẩy mạnh giáo dục... Còn bằng cấp dối gian, còn khoa học tự vẽ, chúng ta còn chưa thể có tên trên bản đồ khoa học và giáo dục quốc tế. ..
Và tỷ lệ không nhỏ là các bài dành cho phần năng lượng, vấn đề sống còn của nền kinh tế xã hội. Chúng ta đang được tuyên truyền, tưởng chừng như rất có lý, giá điện cần tăng, để tái đầu tư ngành điện, vì điện chúng ta đang rất thiếu...mà chúng ta đã không có thông tin rõ ràng là hiện nay lãng phí điện năng đang gần 15% theo cân đối số liệu, hoặc theo EVN công bố cũng là 11,6%, trong khi đó phần lớn các nước đều nằm ở mức 7-8%. Vậy sao EVN không phải chống lãng phí điện năng mà lại là tăng giá điện, móc túi người tiêu dùng, và tạo ra mặt hàng đặc biệt càng mua nhiều càng bị đắt?mà chỉ cần giảm bớt lãng phí 1% chúng ta đã dôi ra 3,4 tỷ kwh. Nhà nước đâu cần vay vỏ từ nước ngoài nhiều đến thế rồi con cháu chúng ta phải trả? Hiệu quả sử dụng điện năng ngày càng thấp : tiêu thụ điện năng 1kwh làm ra được 1,5 USD năm 1998, tụt xuống 1,2 USD năm 2005.Câu hỏi đặt ra là ai là thủ phạm đang sử dụng điện hết sức lãng phí của nước ta. Nếu điện năng được sử dụng hiệu quả thì việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã bức thiết chưa? khi nhiều nước tiên tiến còn nghi ngại? Với cơ chế hiện nay, Nhà nước cần có những tổ chức độc lập để phản biện và giám sát hoạt động của EVN đừng vì nuông chiều đứa con một của mình cứ lao vào đầu tư mà quên mất hậu quả tai hại cho nền kinh tế.
Ba mươi bài trong cuốn sách là ba mươi vấn đề được lý giải từ những bằng chứng xác thực ngòi bút sắc bén của tác giả dẫn người đọc đi từ thú vị này đến thú vị khác, mà chỉ cảm nhận được khi chính ta cầm trên tay cuốn sách thưởng thức.