Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 21:31 (GMT+7)

Bàn về kinh doanh trí thức ở Việt Nam

Ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta nói nhiều đến nền kinh tế tri thức do tri thức dường như đã trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định mức sống, có nghĩa là hơn cả các yếu tố như đấtđai, công cụ, lao động. Các nước tiên tiến nhất về khoa học và công nghệ và phát triển về kinh tế hiện nay đã hoàn toàn dựa vào tri thức. Sự đổi ngôi này cũng tạo ra hàng triệu việc làm gắn liền vớimột đội ngũ lao động - tri thức, đó là kỹ sư tri thức, người quản lý tri thức, người truyền bá tri thức.

Các nước có nền kinh tế đang phát triển cũng có những nỗ lực rất lớn để phát triển tri thức và tăng cường năng lực sử dụng tri thức. Tuy nhiên, cũng chỉ có một số quốc gia thành công trong việc thuhẹp khoảng cách về tri thức giữa họ với các quốc gia phát triển.

Trước tiên, cần thừa nhận rằng tri thức, xét theo quy luật cung - cầu cũng là một loại hàng hóa, có nghĩa là có ai đó bán tri thức và có ai đó có nhu cầu mua tri thức và sự mua - bán này cũng phảituân theo một số quy luật nhất định của thị trường. Tuy nhiên, tri thức không thể dễ dàng mua được bằng cách trả tiền để lấy hàng ra khỏi giá là xong, giống như mua một con búp bê hay một máy vitính. Việc mua bán tri thức bị chi phối bởi 2 tính chất (thuộc tính) của tri thức làm cho nó phân biệt với những hàng hoá truyền thống khác. Đó là tính chất không loại trừ và tính chất không thể bịloại trừ (Carl Daheman và các cộng sự). Tính chất không loại trừ thể hiện ở chỗ trong khi một người đang sử dụng một khối lượng tri thức nhất định thì không loại trừ có những người khác cũng đồngthời sử dụng chính khối lượng tri thức đó. Và tính chất không thể bị loại trừ là khi tri thức đã được công khai trong xã hội thì người sáng tạo ra tri thức đó khó mà ngăn không cho người khác sửdụng. Như vậy, cả người sáng tạo ra tri thức (có thể là người bán) và người sử dụng tri thức (có thể là người mua) đều không có khả năng độc chiếm khối lượng tri thức thuộc quyền sở hữu của họ.

Một mặt hàng thuỷ tinh, quần áo mới hoặc một chương trình phần mền máy tính chẳng hạn, một khi được bày bán trên thị trường, rất dễ bị người khác cải tiến hoặc bắt chước một cách nhanh chóng. Hệ quảlà, tri thức với các tính chất của một loại hàng hóa công cộng làm cho một số người có thể dùng mà không phải trả tiền, đồng thời làm cho người sáng tạo ra tri thức và người sử dụng tri thức một cáchhợp pháp mất khả năng độc chiếm tất cả những khoản lợi nhuận do tri thức đem lại. Điều này không khuyến khích những người đổi mới (đặc biệt là tư nhân) đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Do vậy,những thiết chế như bằng sáng chế, bản quyền và những hình thức khác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các biện pháp nhằm tạo cho những người đổi mới có cơ hội thu hồi những khoản chi phí đã sáng tạo ratri thức và một khoản lợi nhuận vừa phải. Mặt khác, có những lĩnh vực mà lợi ích do tri thức đem lại cho xã hội (những người hưởng lợi) vượt xa lợi ích mà nó đem lại cho cá nhân (những người đầu tưvào tri thức) như các vấn đề về sức khoẻ và môi trường. Một công ty của Hoa Kỳ có bản quyền sản xuất và tiêu thụ một loại thuốc chữa bệnh AIDS đã không thể ngăn cản một công ty của Nam Phi sản xuấtvà tiêu thụ một loại thuốc tương tự nhưng với giá rẻ hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, do lợi ích xã hội vượt quá xa lợi ích cá nhân, bằng sáng chế hoặc bản quyền không thể bảo vệ quyền lợi tuyệtđối của những người đầu tư vào tri thức. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là các Chính phủ cần phải làm gì để một mặt khuyến khích tạo ra tri thức và mặt khác là đáp ứng nhu cầu phổ biến tri thức, đặcbiệt là ở các quốc gia đang phát triển nhằm đảm bảo hài hoà cả lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân.

Gần đây, người ta nói nhiều đến việc "thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu", coi đó là giải pháp hữu hiệu để "nhà sản xuất" gặp "nhà nghiên cứu". Đã có đề tài nghiên cứu về "thương mại hoá sản phẩmnghiên cứu" và đã có những cuộc hội thảo (toạ đàm) rộng rãi về chủ đề này. Tại TP. Hồ Chí Minh, có "chợ" công nghệ với trên 800 sản phẩm nghiên cứu của khoảng 100 đơn vị được trưng bày và đưa lênmạng Internet để các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu.

Hiện còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc như thế nào một sản phẩm nghiên cứu được xem là đã được thương mại hoá. Nhưng điều chắc chắn là sản phẩm đó phải sinh lợi và giá cả của nó phải do thịtrường quyết định.

Các nhà khoa học thống kê được rằng, trên thế giới chỉ có 40% số đăng ký Patent được ứng dụng vào sản xuất , trong đó chỉ 20 - 22% (8 - 10% tổng số đăng ký) là có lãi. Sản phẩm nghiên cứu tạo ra giátrị kinh tế lớn chỉ chiếm tỷ lệ 1/300. Như vậy không phải sản phẩm nghiên cứu nào cũng có khả năng trở thành hàng hóa và khả năng thành công của việc kinh doanh tri thức chỉ khoảng 10%.

Một sản phẩm nghiên cứu thành công trong phòng thí nghiệm mới chỉ đi được 1/3 quãng đường, nếu sản xuất thử thành công - thêm được 1/3 quãng đường nữa và 1/3 quãng đường còn lại do khách hàng và thịtrường quyết định. Như vậy độ rủi ro của đầu tư cho sản phẩm nghiên cứu rất cao.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong thời kỳ 1996 - 2000, Cục Sở hữu Công nghiệp nhận được 266 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam; đã cấp32 văn bằng độc quyền sáng chế và 32 bằng độc quyền về giải pháp hữu ích. Như vậy, mỗi năm cả nước chỉ có 5 - 7 sáng chế đăng ký Patent. So với các nước đang phát triển khác trong khu vực, con số nàyquá nhỏ (Thanh Đảo, Trung Quốc với 1,5 triệu dân mỗi năm có 1500 sáng chế đăng ký). Mặt khác, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở mức độ được công bố trên các tạp chíkhoa học công nghệ lại rất nhiều (giai đoạn 1996 - 2000) khoảng 27.000 bài báo, trong đó các ngành khoa học công nghệ và khoa học ứng dụng có khoảng 12.000 bài.

Một nhà khoa học - giám đốc một Liên hiệp khoa học sản xuất thuộc một ngành công nghiệp cho rằng văn bản đánh giá, nghiệm thu của một hội đồng khoa học đối với một sản phẩm nghiên cứu chưa phải làtài liệu pháp lý thừa nhận quyền sở hữu, do đó không ai dám mua. "Không bán (chuyển giao công nghệ) được, các nhà khoa học chúng tôi cứ è cổ ra mà sản xuất. Việc sản xuất bất đắc dĩ này vừa làm khổnhà khoa học vừa không phát triển được sản xuất".

Trên thực tế, cũng đã có nhà khoa học và cả những người không phải nhà khoa học tự tổ chức sản xuất và bán được sản phẩm của mình như GS. Nguyễn Dần với keo Rồng Đen; TS Lê Văn Tố với cháo gà ănliền; KS Nguyễn Quang Lộc với những sản phẩm hương liệu đặc biệt; TS Lê Viết Kim Ba với nhiều loại màng lọc thuộc lĩnh vực công nghệ cao; anh chàng bán kem Nguyễn Duy Thuận với kem Wall"s; anh nôngdân Nguyễn Đức Tâm với máy cắt lúa...

Tuy nhiên, những thành công này, đa phần ở qui mô và mức độ sản xuất nhỏ với những sản phẩm chủ yếu là giải pháp hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đã xuất hiện những khó khăn mà các nhà nghiên cứu tựsản xuất không thể vượt qua được khi muốn mở rộng sản xuất.

Trên thế giới, người ta đã thống kê được rằng: bình quân tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng là 1/1000, có nghĩa là nếu đầu tư cho nghiên cứu cơ bản 1USD thì tương ứng phải đầutư cho nghiên cứu ứng dụng 1000 USD, như vậy nhà khoa học không thể có khả năng tài chính để trực tiếp sản xuất ở qui mô công nghiệp sản phẩm nghiên cứu của mình. Sản phẩm keo Rồng Đen, mặc dù có nhucầu của thị trường, không thể sản xuất được quá 10 tấn/ngày; tương tự, sản phẩm bảo quản các loại thuỷ sản, do không có tiền làm thử phải chi 300 triệu đồng làm phân xưởng sản xuất 2,4 tấn/ngày. Xínghiệp Cầu Tre giới thiệu sản phẩm này ở thị trường Nhật Bản và được chấp nhận. Nhưng với yêu cầu của người mua là 100 tấn/ngày thì cơ sở nghiên cứu ứng dụng lại không thể đáp ứng được, đànhthôi.

CẦN CÓ MỘT THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

Trên quan điểm coi tri thức là một loại hàng hóa (dù hàng hóa đặc biệt với 2 thuộc tính khác biệt với tất cả các loại hàng hóa khác đã nêu trên) thì cần phải có một thị trường cho loại hàng hoá này:thị trường công nghệ.

Theo các nhà nghiên cứu, tri thức nào cũng là vô hình. Chúng ta tiếp nhận tri thức thông qua những vật mang tri thức. Vật mang thứ nhất (vật mang vật lý) là các phương tiện kỹ thuật, các công thức,qui trình công nghệ, vật liệu. Vật mang thứ hai là con người. Con người đóng vai trò vừa là người sản xuất vừa là một vật mang quan trọng nhất đối với các sản phẩm tri thức, không có máy móc nào thaythế được. Tri thức khoa học trong vật mang vật lý được thể hiện bởi giá trị sử dụng của nó phục vụ các mục đích (tốt và cả xấu) của con người. Còn tri thức trong vật mang là con người có thể được thểhiện bằng sức lao động sáng tạo, sản xuất ra tri thức. Như vậy nếu vật mang tri thức thứ nhất (vật mang vật lý) được coi là hàng hóa thì, sức lao động sáng tạo của con người cũng là hàng hoá.

Việc sáng tạo ra công nghệ cần những khoản chi phí rất lớn và đó là lý do tại sao phần lớn nó được tạo ra trong các nước công nghiệp phát triển. Nhưng các nước đang phát triển cũng có thể có đượccông nghệ của nước ngoài, cũng như họ có thể tạo ra công nghệ riêng của mình ở trong nước. Công nghệ nước ngoài có thể có được bằng việc nắm bắt và thích ứng các công nghệ có sẵn của các nước pháttriển trên thế giới thông qua chính sách mở cửa về mậu dịch, đầu tư nước ngoài và các thoả thuận về chuyển giao bản quyền khác. Công nghệ trong nước (địa phương) được tạo ra nhờ nghiên cứu và pháttriển, trên cơ sở tri thức bản địa.

Trên thế giới đã có những quốc gia thành công ở cả hai lĩnh vực: tiếp thu, thích ứng công nghệ nước ngoài và nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ trong nước, điển hình là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,Hồng công, Malaixia, Indonêxia và Thái Lan.
Ở Việt Nam, chính sách mở cửa của Nhà nước để tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước cũng như Luật Khoa học và Công nghệ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi chưatừng có để thu hẹp khoảng cách về tri thức, đặc biệt là tri thức công nghệ, giữa nước ta và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chắc chắn phải một thời gian nữa, Việt Nam mới có một thị trường côngnghệ thực sự như các nước khác, vì những lý do sau đây:

- Phát triển công nghiệp còn quá khiêm tốn. Năm 2001, cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân trong GDP của Việt Nam là :Dịch vụ 39%; Nông, lâm, ngư nghiệp 23%; Công nghiệp và Xây dựng:38% (các nền kinh tếkhác không xếp xây dựng vào ngành công nghiệp). Khi mà khu vực công nghiệp nội địa còn chậm phát triển thì nhu cầu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng thấp. Việc đầu tư này tiếp tục do Nhà nướcđảm nhận, nhưng việc phân bổ nguồn vốn cho nghiên cứu chưa có hiệu quả cao và chưa tập trung vào đáp ứng các nhu cầu của sản xuất. Khu vực tư nhân chưa phát triển mạnh và họ chỉ đầu tư vào nghiên cứuvà phát triển khi có nhu cầu nâng cấp công nghệ để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mặt khác, tư tưởng không lấy sản xuất làm trọng và thiên về dịch vụ thương mại để thu lợi nhanh còn khá phổbiến.

- Khái niệm thị trường công nghệ còn quá mới đối với Việt Nam, đặc biệt, chúng ta chưa biết gì nhiều về các qui luật vận động của nó. Nhiều nhà khoa học cho rằng các sản phẩm nghiên cứu của chúng tamới đang ở giai đoạn tự cung tự tiêu chứ chưa phải giai đoạn sản xuất hàng hoá.

- Những thể chế nhằm xây dựng một thị trường công nghệ trong nền kinh tế thị trường và bảo vệ quyền lợi riêng của người sáng tạo công nghệ, người sử dụng công nghệ đồng thời đảm bảo lợi ích công củatoàn xã hội hoặc còn thiếu, không đồng bộ hoặc có nhưng chưa rõ ràng và chưa được thực thi một cách nghiêm minh.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm
Ngày 9/4 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (Trung tâm QCC - trực thuộc Vusta) và Tập đoàn Tín Thành đã tiến hành Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm và công bố sàn giao dịch NFT thương mại tín chỉ carbon toàn cầu.