Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 23:59 (GMT+7)

Bài phát biểu của GS.TS Trần Ngọc Hiên, Phó Chủ tịch HĐTW Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, tại Đại hội thành lập Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Quảng Trị

Thay mặt Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch HĐTW Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam), chúng tôi rất vui mừng được tham dự Đại hội thành lập Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh QuảngTrị (Liên hiệp hội Quảng Trị).

Xin nhiệt liệt chào mừng sự ra đời của Liên hiệp hội Quảng Trị. Đây là hội thành viên thứ 86 và là Liên hiệp hội tỉnh, thành thứ 36 trong hệ thống Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Sự ra đời của Liên hiệp hội Quảng Trị còn là biểu hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, đích thân Chủ tịch tỉnh làm Trưởng Ban vận động thành lập Liên hiệp hội, và Đại hội hôm nay được các đồng chílãnh đạo chủ yếu của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đến dự. Với sự quan tâm của tỉnh, chúng tôi tin tưởng rằng sau này hoạt động của Liên hiệp hội tỉnh sẽ có nhiều triển vọng. Thay mặt lãnh đạo Liên hiệphội Việt Nam, chúng tôi xin cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh có được một tổ chức chính trị - xã hội về khoa học và công nghệ.

Nhân dịp này, tôi xin được trao đổi một vài kinh nghiệm hoạt động Liên hiệp hội với các đồng chí trong Ban Chấp hành và các hội viên.

1. Nhận thức đúng môi trường hoạt động khoa học - công nghệ hiện nay

Chúng ta cần nhận thức đúng môi trường hoạt động khoa học - công nghệ (KH-CN) chứ không thể chỉ chăm lo công việc cụ thể về chuyên môn. Hiện nay, môi trường hoạt động của chúng ta có mấy nét đáng chúý sau:

Thứ nhất: Vai trò của KH-CN ngày càng tăng trong sự phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị. Sức mạnh của đất nước dựa trên hai nền tảng cơ bản: chất lượng giáo dục và chấtlượng nền KH-CN quốc gia. Hai nền tảng này phát triển do thể chế chính trị tạo ra và củng cố thể chế chính trị, phát huy tầm vóc của dân tộc trên toàn thế giới.

Khi nước ta coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm thì phương hướng chủ yếu của hoạt động KH-CN phải tập trung cho nhiệm vụ này. Phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa xoá đói nghèo, cơm no áoấm, mà còn là vấn đề chính trị. Các nhà khoa học Nhật Bản coi kinh tế xuất khẩu có 50% là kinh tế, còn 50% là chính trị. Kinh tế không tách rời với chính trị và ngược lại, chính trị không thể táchrời kinh tế.

Muốn phục vụ phát triển kinh tế thì bản thân KH-CN phải tiến bộ, phát triển hơn. Nếu so với Thái Lan, trình độ KH-CN của chúng ta đi sau 20 năm. Trách nhiệm của chúng ta là phải rút ngắn khoảng thờigian này. Mặt khác, muốn phát triển KH-CN, chúng ta cần đóng góp nhiều vào cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra, Nghị quyết TW 9 đã đề ra vấn đề hội nhập KH-CN càng đòi hỏi Liênhiệp hội coi trọng vấn đề chất lượng nhân lực. Đây là một sức ép và cũng là cơ hội để lực lượng KH-CN chúng ta có tầm vóc và trình độ như các nước trong khu vực.

Thứ hai: Nhận thức đúng xu thế phát triển KH-CN và kinh tế - xã hội của thời đại, thể hiện ở:

- Sự tăng nhanh số lượng và vai trò của các tổ chức nhân dân, thường gọi là phi chính phủ (NGO). Các tổ chức này phát triển làm cho chính quyền mạnh hơn, gọn nhẹ và hiệu quả hơn, khác hẳn tổ chứchành chính quan liêu. Hiện nay, Nhà nước đã trao trách nhiệm về tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chương trình, dự án cho chúng ta. Nhà nước sẽ tiến tới hình thành các hình thức giám sát độclập ngoài Nhà nước. Điều này có ích cho dân, cho nước.

Muốn làm tốt nhiệm vụ này, bản thân chúng ta phải nâng cao trình độ hiểu biết, không thể dừng lại ở trình độ trước đây. Hơn nữa, còn phải biết kết hợp tri thức liên ngành mới hoạt động có hiệuquả.

Năng lực thu hút, tổ chức, liên kết các nhà KH-CN là chỉ tiêu số 1 trong hoạt động của Ban Chấp hành Liên hiệp hội, nói rộng ra là của các nhà lãnh đạo, quản lý. Đã từng có 7, 8 tỉnh đưa ra chínhsách thu hút nhân tài, nhưng vì không có năng lực tổ chức, liên kết sử dụng nên chỉ là hình thức mà thôi. Không phải có bằng cấp nhiều mà là năng lực và hiệu quả hoạt động. Sử dụng tốt các nhân lựcKH-CN trong địa phương, trong cơ quan, trong ngành sẽ là lời kêu gọi thu hút tốt nhất về chất xám đến với tỉnh, làm giàu cho dân.

Năng lực tổ chức, liên kết ở nước ta còn phải chú ý khắc phục hiện tượng chưa đồng thuận giữa nhu cầu phát triển cá nhân với yêu cầu phát triển của tập thể. Đây là trách nhiệm của người đứng đầu, làmsao để 3 nhân tố phát huy cùng chiều: cá nhân, tổ chức, thủ trưởng, vừa có động lực sáng tạo, vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Liên hiệp hội phải kết hợp tốt các hội khoa học kỹ thuật với khoa học xã hội, nhân văn. Đây là chỗ yếu của Liên hiệp hội Quảng Trị, chưa tổ chức được các hội khoa học xã hội - nhân văn.

2. Nắm vững phương thức, phương pháp hoạt động của Liên hiệp các hội KH&KT

Liên hiệp hội chúng ta là tổ chức chính trị - xã hội về KH-CN nên về phương thức, phương pháp hoạt động có điểm khác với phương thức, phương pháp hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chínhtrị.

- Phương thức, phương pháp của chúng ta khác với hoạt động lãnh đạo chính trị. Đây là vấn đề mà một số đồng chí cấp uỷ Đảng khi sang hoạt động Liên hiệp hội chưa chú ý nên hiệu quả thấp.

- Phương thức, phương pháp của chúng ta cũng khác hoạt động quản lí Nhà nước bằng pháp luật. Đây là vấn đề mà một số đồng chí hoạt động chưa chú ý, đã “hành chính hoá” trong quan hệ công việc và tưtưởng “xin - cho”, chờ đợi còn tồn tại, làm hạn chế sức mạnh của trí thức và sức sáng tạo của công nông.

- Phương thức, phương pháp của chúng ta cũng khác với hoạt động của các đoàn thể nhân dân thời bao cấp vốn gần giống một cơ quan hành chính và chỉ biết làm phong trào bề nổi.

Quan sát các Hội, Liên hiệp hội trong cả nước chúng ta thấy đây là vấn đề cần quan tâm từ đầu của Liên hiệp hội Quảng Trị. Hiện nay, Liên hiệp hội Việt Nam đang hướng tới phương thức kết hợp 4 nhà(nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước) trong việc thực hiện một chương trình, một dự án. Phương thức kết hợp là phương thức phát triển nền dân chủ. Hơn ai hết, những người hoạt độngKH-CN lúc này cần làm đảo ngược một thói quen xấu “nói nhiều làm ít” của nhiều cán bộ thành một tập quán tốt “nói ít làm nhiều”.

Tỉnh Quảng Trị có truyền thống kiên cường trong kháng chiến, Liên hiệp hội tỉnh phải là người đi đầu chuyển chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng sáng tạotrong hoạt động KH-CN để xứng đáng với cha ông. Người ta nói: “Con người làm nên chiến thắng, nhưng chiến thắng cũng làm nên con người”. Vấn đề là chiến thắng làm nên con người gì? Con người kiêungạo thì chỉ biết nhìn vào quá khứ hay con người khiêm tốn, luôn hướng tới tương lai, là tuỳ thuộc vào chúng ta.

Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc mừng các nhà KH-CN, chúc mừng Liên hiệp hội tỉnh với sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh sẽ thể hiện hiệu quả hoạt động ngay từ năm đầu thành lập.

5/8/2004

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.