Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/02/2008 00:10 (GMT+7)

Bài học lớn từ vài mẩu chuyện nhỏ

Trước đây, khi đất nước còn rất nghèo, nhân dân ở các làng quê Việt Nam đã từng tự chế mo cau thành dép, để bảo vệ đôi chân, tránh chông gai, cát bỏng. Và vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp của dân tộc ta vừa mới bắt đầu, những người cận vệ của Bác Hồ đã “học tập” nhân dân, làm ra đôi dép cho Bác - không phải là dép mo cau - mà là một đôi dép cao su huyền thoại. Năm ấy, trong một trận phục kích tại chiến khu Việt Bắc, bộ đội ta đã đánh hỏng một chiếc ô tô quân sự của thực dân Pháp. Và, các đồng chí cận vệ của Bác đã lấy chiếc lốp ô tô bị hỏng cắt ra, làm cho Bác một đôi dép cao su. Đôi dép mà ngày nay, chúng ta vẫn thường thấy trên những thước phim, tấm ảnh tư liệu về Bác, hay trong Bảo tàng Hồ Chí Minh mỗi dịp chúng ta ra thăm Bác tại thủ đô Hà Nội.

Như nhiều người đã biết, đôi dép cao su của Bác tuy đơn sơ, bình thường như đôi dép đơn sơ bình thường khác nhưng lại chứa đựng trong đó cả một câu chuyện dài về Bác, về tấm gương đạo đức của Người. Đôi dép ấy gắn liền với một quãng thời gian rất dài về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Người, từng theo chân Bác đi khắp các chiến trường, nhà máy, xí nghiệp, công sở, đồng ruộng, trên những chặng đường hành quân; thậm chí theo Bác ra cả nước ngoài, tiếp các đoàn quốc tế.. Đôi dép ấy đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ: “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/ Phố phường trận địa, nhà máy, đồng quê/ Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi...”.

Nhiều năm bôn ba khắp nơi, Bác vẫn chung thuỷ với đôi dép cao su ấy. Thậm chí, khi dép đã cũ, mòn, các đồng chí cận vệ năn nỉ xin Bác đổi dép mới, Bác vẫn một mực lắc đầu, từ tốn: “Dép của Bác vẫn còn tốt”.

Mãi cho đến lần đi thăm Ấn Độ, anh em cận vệ thấy nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài vẫn đi đôi dép cao su thì thật khó coi, bèn tìm cách giấu dép của Bác đi. Họ sắm cho Bác một đôi giày mới tinh, lúc Bác lên máy bay, anh em mới lén Bác giấu đôi dép cao su. Mãi đến khi chuẩn bị xuống cầu thang máy, Bác mới phát hiện mất dép. Hỏi thì anh em cận vệ giả vờ:

- Chắc là người ta đã lỡ bỏ vào khoang hành lý rồi. Thôi Bác mang giày tạm vậy.

Nhìn thái độ của các chiến sĩ cận vệ, Bác biết ngay là anh em đã giấu đôi dép của Bác. Thế là Bác bảo:

“Thôi, các chú cứ trả lại dép cho Bác. Đất nước ta còn nghèo, Bác đi đôi dép này với đôi tất mới, thế cũng lịch sự rồi”.

Hoá ra, đôi dép của Bác lại gây ngạc nhiên, tò mò cho nhiều chính khách,nhà báo quốc tế trong chuyến thăm của Bác tại Ấn Độ lần ấy. Và dĩ nhiên là đôi dép đơn sơ ấy, đã góp phần để lại trong lòng chính khách và nhà báo quốc tế niềm kính phục lớn lao về Bác của chúng ta.

Một lần khác, vào năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị hải quân. Anh em bộ đội vây quanh Bác nhiều quá, đến nỗi vô tình dẫm lên chân Bác, làm tụt mất quai “Đôi hài vạn dặm” của Người. Khi chữa xong đôi dép cho Bác, có chiến sĩ mạnh dạn thưa:

Dép của Bác cũ quá, hay là Bác đổi đôi dép đi

Thế là Bác ôn tồn giải thích:

Cháu mới nói đúng một phần thôi. Dép của Bác tuy cũ thật, nhưng các cháu đã chữa lại rồi, thế là còn thọ lắm”. Rồi Bác giảng giải thêm, như một lời tâm sự:

Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa thật cần thiết thì cũng không nên. Ta phải tiết kiệm vì nước ta còn nghèo...”.

Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy, nhưng các chiến sĩ có mặt hôm đó, chắc chắn sẽ học được bài học sâu sắc về thực hành tiết kiệm và càng thêm kính phục về Bác. Và mỗi người chúng ta hôm nay, khi đọc lại, nghe kể lại đều không khỏi bồi hồi, xúc động và biết ơn Người.

Chuyện về đôi dép Bác Hồ chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện sống động, đầy ý nghĩa về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, về ý thức thực hành tiết kiệm vì dân, vì nước của vị Cha già dân tộc. Chắc chắn, mỗi người chúng ta đều đã đọc đâu đó một vài mẩu chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa thì vượt thời gian.

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang đặt ra nhiều biện pháp quyết liệt để đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, triệt để thực hành tiết kiệm nhằm xây dựng đất nước. Trong bối cảnh đó, cuộc vận động Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh do Đảng ta khởi xướng và chỉ đạo thực hiện càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vẫn biết, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là việc phải làm lâu dài, thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân đất Việt. Nhưng, trong giai đoạn hiện nay, việc học tập Bác, làm theo tấm gương Bác ngày càng có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết. Đọc lại, tìm hiểu về cuộc đời và hoạt động của Bác, là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân chúng ta noi theo gương Bác, tự rà soát, kiểm điểm lại chính mình trong mỗi việc làm, dù là việc làm nhỏ nhặt nhất hàng ngày: Qua đó, mỗi cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, mỗi cán bộ, công chức và mỗi người dân cần phải có những biện pháp, hành động thích hợp để chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong từng khâu, từng việc dù nhỏ nhặt nhất.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.