Bác Tố giỏi thật
Nhà văn Ngô Tất Tố có thời gian làm báo ở phố Hàng Lọng, Hà Nội. Một hôm, nhà văn sực nhớ phải về quê dự đám cưới của một người họ hàng.
Vừa về đến cổng làng đã thấy ông bố của chú rể đứng đón, vẻ mặt lo lắng:
- May quá, bác Tố đã về. Có bác may ra đám cưới hôm nay mới thành.
Nhà văn hỏi có chuyện gì. Ông bố chú rể mời nhà văn về nhà. Sau một tuần trà, ông mới cho biết:
- Bác biết rồi đấy, chuyện cưới xin của em Mùi mọi việc đã hoàn tất. Sáng mai sẽ đi rước dâu, nhưng lại có chuyện rắc rối...
Nhà văn vội hỏi:"Có chuyện gì vậy?"
- Chuyện là thế này. Tôi vừa được "mật báo" ở cổng nhà cô dâu có dán một vế đối. Nhà trai có đối được mới mong rước được cô dâu về. Phi bác ra thì tôi không còn biết trông cậy vào đâu.
Nhà văn hỏi vế đối như thế nào. Ông bố chú rể cho biết:
- Họ lấy tên làng ta là Lọc (tên nôm của làng Lộc Hà) và tên làng họ là Bầu để ra vế đối: "Nước lọc chứa trong bầu rượu, Trúc Quỳnh hai họ cùng say". Bác bảo thế có khó không?
Nhà văn Ngô Tất Tố suy nghĩ một lát rồi cười: "Không khó! Không khó! Tôi lấy tên người vợ là Duyên, chồng là Mùi đổi lại, ông nghe thử:
"Tơ duyên đem nhuộm mùi hồng. The lụa trăm năm càng thắm".
- Hay! Hay! Thế là thông được cổng đón dâu rồi. Bác Tố giỏi thật!
Ông bố chú rể phấn khởi vỗ đùi kêu lên