Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 22:09 (GMT+7)

Bác Hồ tin dùng trí thức

BỐN LẦN CẢI TỔ CHÍNH PHỦ

Luật sư Phan Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim, sau cách mạng tháng Tám được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Bộ trưởng Ngoại thương mà không phải đảng viêncông sản. Giáo sư Stein Tonnesson đã tìm gặp ông năm 1989. Ông Phan trả lời người bạn Na Uy: Điều mấu chốt là Hồ Chí Minh áp dụng chính sách tín nhiệm đối với trí thức. Ông xác nhận tư liệu ban cótrong tay: vẻn vẹn hơn một năm trời đã có tới bốn lần thay đổi trong Chính phủ.

Lần đầu, từ Uỷ ban Dân tốc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra ngày 25/8/1945 về Hà Nội mở rộng thành phần mang tên Chính phủ Lâm thời ra mắt ngày 2/9, có 15 Bộ trưởng thì có 9 Bộ trưởngthuộc tầng lớp gọi là trí thức tiểu tư sản.

Lần hai, 20 vạn quân lính Tàu Tưởng vượt biên giới vào Việt Nam theo Quyết định của Hội nghị Potsdam(7/1945) để giải giáp quân đội Nhật. Chúng kéo cả vợ con nhếch nhác, cả các tổ chức đảng phái phảnđộng để chống phá cách mạng nước ta với mục tiêu trước mắt:"Diệt cộng, cầm Hồ". Rủi cho chúng, Việt Nam đã có chủ, Chính phủ cụ Hồ ra mắt và tuyên bố độc lập trước thế giới ngày 2/9 rồi. Tuy nhiên,lúc ấy cả năm "xứ" Đông Dương mới có chừng 5000 đảng viên, Hà Nội có khoảng 50 chiến sĩ cộng sản. Trông xa, Liên Xô chưa tỏ thái độ gì, hẳn còn "chờ xem". Mỹ ý chừng nghiêng về phía Pháp sau khiTruma làm tổng thống thay Roosevelt. Anh rõ là kẻ địch, Tàu quá bất hảo rồi! Trong tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc" ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ bản lĩnh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của mình.Thực tài tình và bất ngờ khi Người mời thủ lĩnh Việt Cách (Việt Nam cách mạng đồng minh) Nguyễn Hải Thần chuyên nghề xem bói bốc thuộc bên Vân Nam vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thờingày 1/1/1946.

Lần ba, để "danh chính ngôn thuận" khẳng định chủ quyền độc lập, trong muôn vàn khó khăn, lần đầu tiên ở nước ta tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 6/1/1946. Thực hiện sách lược "Tạm hòa với Tưởng" HồChủ tịch đề nghị Quốc hội dành cho tổ chức Việt Quốc (Việt Nam quốc dân đảng) và Việt cách 70 ghế, chấp nhận 2 ghế quan trọng giao cho người không đảng phải - Bộ Nội vụ do cụ Huỳnh Phúc Kháng giữchức Bộ trưởng (Bác đã tính trước, mời cụ từ Quảng Ngãi ra Hà Nội); Bộ quốc phòng do ông Phan Anh giữ chức Bộ trưởng. Cựu hoàng Bảo Đại được mời giữ chức cố vấn tối cao. Mặc dù sau đó một số thànhviên Chính phủ đã tự đào thải mình, chạy theo quân Tàu Tưởng về nước như "Phó Chủ tịch" Nguyễn Hải Thần, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam …

Trong khi đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được chính Hồ Chủ tịch tin cẩn giao cho trọng trách thay mặt mình điều hành Chính phủ khi Người sang Pháp dự hội nghị hòa đàm với Pháp. Trong thời gian này, cụHuỳnh đã thẳng tay trừng trị bọn phản động Quốc dân đảng khi chúng ra mặt chống phá cách mạng.

Lần bốn, ngày 3/11/1946 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 1, Bác Hồ tuyên bố thành phần chính phủ đoàn kết toàn dân, tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái, đó là Chính phủ liên hiệp quốc dân. Cácnhân sĩ trí thức được giữ trọng trách trong Chính phủ gồm các bộ: Nội vụ - Huỳnh Thúc Kháng, Giáo dục - Nguyễn Văn Huyên, Giao thông công chính - Trần Đăng Khoa, Y tế - Hoàng Tích Trí, Tư pháp - VũĐình Hòe, Canh nông - Ngô Tấn Nhơn, Cứu tế - Chu Bá Phượng (người duy nhất còn lại của Việt quốc). Nguyễn Văn Tố và Bồ Xuân Luật - Bộ trưởng nhưng không nắm Bộ nào. Hầu hết những người được "chọn mặtgửi vàng" sau này đều xứng đáng với sự tin cậy của Bác.

Dự thảo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng giải thích rằng, sở dĩ có một số người tham gia tổ chức thân Nhất là do họ quá chán ghét giặc Pháp, muốn đổi mới nền chính trị ở Đông Dương, hoặc bịlừa gạt … chứ không phải họ ham mến gì Nhất, càng không phải họ tán thành hành động dã man của Nhật … có thể nêu trường hợp tiêu biểu: Khâm sai đại thần Phan Kế Toại ngày 13/8 gặp đại diện Việt minhNguyễn Khang vẫn còn cố khuyên "các ngài Việt minh" nên hiểu thời thế tham gia "chính phủ lâm thời" Trần Trọng Kim để "xin Nhật trao trả độc lập". Sáng 17/8 vị đại thần còn chủ trì cuộc họp Hội đồngtư vấn Bắc Kỳ ở Hội khai trí tiến đức, tới chiều thấy khí thế cách mạng của quần chúng qua cuộc biểu tình do chính ông chủ trương tổ chức để chống phá Việt minh khởi nghĩa … thì đến tối, ông đã lánhvề quê Sơn Tây, Sau này, ông vấn được mời ra giữ chức Phó Thủ tướng chính thể mới, trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao của dân tộc cho đến ngày thẳng lợi.

Nhân chuyến sang Pháp làm thượng khách (từ 31/5/1946) khá đông trí thức Việt Kiều xin về nước phục vụ quê huơng, Bác Hồ cảm ơn, nhận cả, nhưng nước nhà chưa đủ "đất dụng võ", Người mới chỉ nhận mộtsố vị cần gấp cho cuộc kháng chiến sắp tới như kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã học được nhiều bí mật về chế tạo vũ khí của Đức, bác sĩ Trần Hữu Tước có bàn tay vàng…

Đầu năm 1965 nhân kỷ niệm Đảng tròn 35 tuổi, Trung ương mở đợt kết nạp đảng viên mới. Cũng như nhiều trường hợp trí thức tên tuổi khác, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên được Đảng đoàn của Bộ làmthủ tục chuẩn bị kết nạp. Nhưng Bác nhận thấy việc đó không cần thiết. Với tư cách là trí thức lớn, có uy tín là nguời ngoài Đảng, hay "người Cộng sản ngoài Đảng" (như cách nói của Lỗ Tấn) có lợi chosự nghiệp đại đoàn kết toàn dân hơn. Bởi như ý Bác thường nhắc nhở bài học vỡ lòng của Mác: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Với tậm nhìn xa trông rộng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hếtkhi ra ứng cử ngày 6/1/1946 chính Bác cũng tự khai thuộc đảng... Quốc gia, ấy là tài "ứng vạn biến" của Bác vậy.

CÒN NỮA, MỘT "DĨ BẤT BIẾN" HỒ CHÍ MINH

Sau Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, ngày 3/9 Chính phủ họp để cụ thể hóa chương trình hành động 6 điểm. Nhiệm vụ hàng đầu diệt giặc đói, giắc dốt, giặc ngoại xâm.

Tháng 10/1946, nói chuyện với đông đảo giới trí thức cả nước, Bác nhắc lại: đói, đốt còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Đói không đánh được giặc ngoại xâm. Đói không đánh được giặc. Dốt thì mất nước.Kiến thiết nước nhà cho dân giầu nước mạnh càng rất cần trí thức …

Lại, trước đó hơn 1 năm, ngày 13/9/1945, Bác Hồ ký sắc lệnh số 33D/SL phóng thích tội nhân bị kết án trước ngày 19/8/1945, trong đó có Ngô Đình Diệm. Ông Bùi Lâm, người từng gần gũi Bác bên Pari chấtvấn Bác:

- Anh thả Diệm nguy hiểm quá! Nó mà bắt được anh thì…

Bác vỗ vai ông bạn, mời ngồi ghế rồi thân tình giải thích: Tính nóng nảy của anh mới giảm được một nửa. Nhớ rằng cách mạng của ta là cách mạng vì nước, vì dân. Đoàn kết dân tộc, Tổ quốc độc lập trênhết. Không bới chuyện cũ để làm án mới … Bác còn phàn nàn còn chưa kịp mời cụ Phạm Quỳnh ra cùng gánh vác việc nước.

Sau đó, Bác cử ông Vũ Đình Huỳnh với Ba Ngọ và hai nữ cán bộ từng bị Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định bắt giam, tra tấn, về tận nhà "tên tay sai khét tiếng" gian ác trao danh thiếp của Bác mời ông talàm việc. Ông Vũ thắc mắc lắm. Bác bảo: Có "tiếng khét" chắc cũng còn có cả "tiếng thơm" chứ? Phải khai thác, sử dụng các tiếng thơm ấy vì sự nghiệp chung. Cụ ấy đang còn có một miền nhân tâm xứLạng. Còn có con rể danh tiếng như ông Nguyễn Văn Huyên, ông Hồ Đắc Di và cháu rể là Tôn Thất Tùng cùng đàn con cháu đang hăng hái tham gia việc nước.

Thế đấy, nhân nghĩa cũng là một "dĩ bất biến" Hồ Chí Minh, trong nội hàm có chính sách nhìn nhận trọng dụng trí thức, trước sau như một. Chứ không thì làm sao một tổ chức toàn thế giới … “siêu tríthức" thời nay như UNESCO lại có thể dễ dàng tôn vinh Hồ Chí Minh - Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta là vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới!

Nguồn: Khoa học&Kỹ thuật Thái Bình, Quý I/2003

Xem Thêm

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Tư vấn, phản biện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh thành. Với ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động Tư vấn, phản biện phản khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.