Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/05/2011 20:29 (GMT+7)

“Bác Hồ luôn coi nông dân là chỗ dựa quan trọng”

Vấn đề này có thể được hiểu như thế nào, thưa ông?

- VN là nước nông nghiệp, bị chủ nghĩa thực dân đô hộ. Đối tượng bị bóc lột nhiều nhất là người nông dân. Họ bị bần cùng hoá, mất ruộng đất, phải đi phu, “nộp thuế máu” - đi lính ở Đông Dương, ở châu Âu… Điều này không chỉ ở VN mà còn ở nhiều nước thuộc địa. Các nhà cách mạng hiểu rõ họ là lực lượng chính trị hùng hậu nhất, là quân chủ lực.

Vì thế, người nông dân trở thành nhân vật trung tâm mà những nhà hoạt động chính trị, những người cộng sản vận động, tập hợp với mục tiêu chính trị cao nhất là giải phóng dân tộc, cũng là giải phóng người nông dân khỏi ách áp bức của chế độ phong kiến lạc hậu, chủ nghĩa thuộc địa và sự nghèo đói.

Chắc hẳn chúng ta có thể tìm được rất nhiều ví dụ cụ thể trong cuộc đời hoạt động của Người?

- Bác xuất thân trong gia đình nông dân, ở vùng quê nghèo, có truyền thống đấu tranh của nông dân. Có lẽ hoạt động đầu tiên khi còn rất trẻ, học Trường Quốc học Huế là tham gia cuộc đấu tranh của người dân Huế ủng hộ nông dân kháng thuế ở Trung Kỳ.

Sau này khi tìm đường cứu nước, Bác tham gia phong trào Cộng sản quốc tế, điều mà Người quan tâm nhất, đóng góp lớn nhất, vượt khỏi sự nghiệp giải phóng dân tộc chính là làm sao cho phong trào Cộng sản quốc tế quan tâm đến người nông dân, phong trào giải phóng thuộc địa.

Bác còn tham gia Đoàn Chủ tịch Hội Nông dân quốc tế, làm luận án về nông dân trong thời gian học lý luận ở Nga. Trở về nước, Bác nêu cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân, và luôn coi nông dân là chỗ dựa quan trọng…

Sau khi đất nước độc lập rồi, nông dân vẫn luôn là mối quan tâm lớn của Người, xin ông cho biết nhận định của mình?

“Bác luôn quan tâm đến nông dân vì Bác hiểu người nông dân đóng góp nhiều nhất nhưng cũng dễ bị thiệt thòi nhất. Trong di chúc, Bác yêu cầu sau chiến tranh phải nuôi sức dân, phải miễn thuế cho dân. Đó là tư duy truyền thống của một nhà lãnh đạo phương Đông, một bậc minh quân”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

- Ngay sau khi cách mạng thành công, Bác đã soạn Điều lệ Hợp tác xã, có tham khảo những mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện chủ trương người cày có ruộng, trong hoàn cảnh VN lúc ấy, Bác nhận thấy tầng lớp trên có những nhân tố tích cực, nên ban đầu Bác chủ trương giảm tô, giảm tức, hiến điền, tước đoạt đất đai của bọn thực dân, địa chủ phản động chia cho nông dân.

Những năm chống Pháp trước 1950, chủ trương lấy đất cho dân cày là mục tiêu chính đáng của cách mạng, kháng chiến. Đó là 2 đường lối đúng đắn trước khi có những hạn chế, bất cập trong vận dụng. Chúng ta có thể nhớ đến một ví dụ rất quan trọng là khi còn ở chiến khu, trong lá thư gửi Đoàn Kiến trúc sư VN năm 1948, Bác đã căn dặn việc phải chú trọng đặc biệt tới vấn đề nhà ở tại thôn quê.

Hoà bình, Bác phát động phong trào “Tết trồng cây” mong giúp dân có vật liệu xây lại nhà... Quan điểm, tư tưởng của Bác được thể hiện thành những vấn đề rất cụ thể, cho thấy Bác vẫn luôn gắn bó với mục tiêu giúp người nông dân thoát cảnh nghèo khổ để phát triển.

Hiện nay khi xây dựng, phát triển nông thôn, cần học tập những gì từ tư tưởng của Bác để vận dụng vào thực tế?

- Trước kia, nêu vấn đề xây dựng chế độ mới, Bác đã cho là còn khó hơn việc lật đổ chế độ cũ. Điều đó phải được quyết định bởi sự đoàn kết và ý thức sửa chữa khuyết điểm. Nay việc đoàn kết phải được đảm bảo bởi bình đẳng, công bằng.

Chúng ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đúng, nhưng phải làm cho người nông dân được tham gia và hưởng lợi. Tuy nhiên, có quá nhiều điều chưa giải quyết được như đô thị hoá nông thôn không bài bản, nông dân bị mất đất, thiết chế văn hoá nông thôn rạn nứt.

Xin cảm ơn ông!

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.