Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 29/10/2007 16:45 (GMT+7)

Ba cách viết tin cho báo điện tử

Phóng viên báo điện tử có thể "xin" các đoạn lead và lời khuyên của độc giả thông qua hoạt động gọi là "đưa tin nguồn mở" (open source reporting), hoặc thậm chí đề nghị độc giả tự đưa tin, thông qua một cách thức tạm dịch là "đưa tin phân bổ" (distributed reporting). Tuy nhiên, đa số các tin bài trên báo điện tử được thực hiện theo cách thức truyền thống - thông qua phỏng vấn, quan sát và kiểm tra thông tin, do chính các phóng viên-biên tập viên thực hiện.
 
Đưa tin nguồn mở
 
Thông thường phóng viên không nói cho độc giả biết trước rằng họ định viết bài về vấn đề gì. Phóng viên không bao giờ muốn để lộ thông tin sốt dẻo cho đối thủ bằng cách tuyên bố họ đang tìm hiểu cái gì khi họ còn chưa sẵn sàng với bài viết của mình. 
 
Nhưng đưa tin nguồn mở lại áp dụng biện pháp trái ngược. Một phóng viên thông báo chủ đề mà anh ta/cô ta định điều tra, và mời độc giả gợi ý về câu lead, các thủ thuật, các nguồn tin và cả các ý tưởng. Khả năng "tin sốt dẻo" đã mất vì các phóng viên khác cũng có thể tìm hiểu vấn đề đó. Nhưng đưa tin nguồn mở dựa trên hình mẫu hợp tác, xuất phát từ ý tưởng rằng một cộng đồng các độc giả thì phải biết rõ vấn đề đó hơn, và tiếp cận được nhiều nguồn tin hơn là một phóng viên hoặc một tòa báo. 
 
Mở rộng cánh cửa về quá trình đưa tin nhằm lôi kéo cộng đồng, và bạn có thể đưa tin nhanh hơn và sâu hơn là khi tác nghiệp một mình. Các thủ thuật nguồn mở rõ ràng hữu hiệu và cực kỳ giá trị với những blogger hoạt động độc lập hoặc các tòa báo nhỏ thiếu nguồn lực của những cơ quan báo chí lớn.
 
Kiểu đưa tin nguồn mở dạng đơn giản đã xuất hiện nhiều năm trước khi có Internet, và khi đó các phóng viên hoặc các tờ báo thường chạy các dòng chữ gợi mở chủ để. Nhưng blogging và các diễn đàn thảo luận giờ đây cho phép phóng viên làm việc với mức độ minh bạch chưa từng thấy trong suốt quá trình tác nghiệp.
 
Đưa tin phân bổ
 
Đây là cách đẩy hình thức đưa tin nguồn mở đi một bước xa hơn, bằng việc yêu cầu độc giả gửi thông tin. Theo hình mẫu này, độc giả trở thành phóng viên, cung cấp thông tin vào một hệ thống dữ liệu các tin bài mà sau đó sẽ được kết hợp lại để đăng tải. 
 

Thủ thuật để việc đưa tin phân bổ đạt chất lượng cao là sử dụng phương thức này để lôi kéo thật nhiều người cung cấp những thông tin mới nhất, ví dụ như khi xảy ra động đất. Cũng có thể thực hiện hiệu quả bằng cách thu thập và lọc thông tin, kiểu như mục Katrina Timeline trên TalkingPointsMemo.com. Có lẽ Wikipedia là ví dụ nổi tiếng và rõ ràng nhất về phương thức đưa tin phân bổ trên Internet.
 
Nhưng nếu xử lý kém thì việc đưa tin phân bổ có thể tạo ra một thứ chẳng hơn gì... báo tường, thậm chí tệ hơn với nhiều tin bài sai lệch, thậm chí giả mạo. Nhưng với một phóng viên có trách nhiệm có khả năng tranh thủ được tất cả các nguồn tin và thuyết phục được độc giả xưng danh, ghi rõ thông tin cá nhân khi gửi bài (ít ra cũng bằng địa chỉ email), thì đưa tin phân bổ có thể mang lại lượng thông tin khổng lồ, được tổ chức hợp lý mà lại không tốn nhiều thời gian như cách đưa tin truyền thống.

Đưa tin truyền thống
 
Có 3 phương pháp thu thập thông tin truyền thống cho một bài viết là phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu.
 
1. Phỏng vấn
Bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra ư? Hãy tìm người biết về chuyện đó và trao đổi với họ. Những nguồn tin tốt nhất là những người trực tiếp can dự và vụ việc hoặc vấn đề mà bạn theo dõi. 
 
Hãy tự giới thiệu bản thân và cho họ biết bạn đang làm việc cho tờ báo nào. Nếu bạn ghi âm cuộc phỏng vấn thì trước hết phải xin phép họ. Ở một số nước, ghi âm mà không được đối tượng chấp thuận có thể bị coi là bất hợp pháp. Nếu bạn không thể tốc ký được thì hãy thu âm cuộc phỏng vấn lại. Hãy bắt đầu bằng cách hỏi tên của nguồn tin, viết thế nào cho chính xác, cũng như là chức danh của người đó nếu nó liên quan tới câu chuyện.
 
Hãy hỏi những câu hỏi mà không thể trả lời bằng "có" hoặc "không." Thay vào đó nên hỏi thế nào để người ta có thể mô tả lại tình hình hoặc vụ việc. Lắng nghe họ trả lời và tưởng tượng xem độc giả cần thêm thông tin gì để đặt tiếp câu hỏi nhằm lấy được thông tin đó.
 
Đừng cảm thấy xấu hổ hay sợ sệt khi phải đưa ra những câu hỏi "ngốc nghếch." Nếu nguồn tin nói điều gì đó mà bạn không hiểu thì hãy nhờ họ giải thích bằng ngôn từ đơn giản hơn. Hãy luôn tỏ ra lịch sự và tôn trọng nguồn tin khi phỏng vấn họ, nhưng cũng phải tôn trọng độc giả. Đừng để nguồn tin hăm dọa, lấn át tới mức không dám đưa ra những câu hỏi khó.
 
Nếu bạn không biết nên phỏng vấn ai thì phải thông qua thư ký hay nhân viên đối ngoại của các cơ quan, nhưng đừng để cho họ dắt mũi. Để họ giúp bố trí cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin chứ câu hỏi và ý tưởng cho bài viết phải là của bạn.
 
2. Quan sát
Năm giác quan của phóng viên có thể cung cấp những chi tiết để biến một câu chuyện khô khốc thành một bài viết sống động phục vụ độc giả. Ngay cả khi đi phỏng vấn, bạn cũng nên lưu ý và ghi chép lại về bối cảnh xung quanh: Bạn nhìn thấ cái gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì, cảm nhận điều gì? Hãy cho những chi tiết đó vào bài viết để làm cho người đọc cảm thấy như chính họ hiện diện tại nơi xảy ra sự việc và vào đúng thời điểm bạn đưa tin.
 
Tuy nhiên hãy thận trọng, đừng chất vào bài viết đầy những chi tiết vô cớ có thể làm hỏng câu chuyện chính. Chẳng ai cần biết màu tóc của đối tượng trả lời phỏng vấn, trừ phi nó liên quan tới câu chuyện bạn muốn nói. 
 
Hãy thử ngồi đâu đó một mình trong khoảng 30 phút, rồi viết lại những gì bạn nhìn thấy để luyện tập kỹ năng quan sát. 
 
3. Nghiên cứu tài liệu
Phóng viên báo điện tử có thể tìm thấy hàng nghìn câu chuyện ngay trong những thông tin, dữ liệu công khai. Các thông tin của chính phủ về tình hình tội phạm, bảng điểm của các trường học, thống kê về dân số, báo cáo về tai nạn giao thông, môi trường và đủ loại thông tin khác có thể khiến những phóng viên năng động bận rộn suốt năm. Hiện trên thế giới có rất nhiều website, ví như "The Smoking Gun," thu hút hàng ngàn độc giả mỗi ngày chỉ bằng cách đơn giản là đăng tải những thông tin mới và thú vị lấy từ các hồ sơ công. Các tài liệu này cũng là con đường nhanh chóng để kiểm chứng tuyên bố của những đối tượng được phỏng vấn.
 
Ở nước ngoài thì nhiều khi không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể kiểm tra các con số thống kê chính thức. Hãy lên mạng vào vào những website được kết nối từ PowerReporting.com để tìm các văn bản về chủ đề mà phóng viên đang quan tâm. 
 
Phóng viên thường phải dùng máy tính (computer-assisted reporting) để tìm ra những xu hướng trong những kho dữ liệu lớn, chẳng hạn như về ngân sách hay các thông kê về tội phạm. Nếu biết cách sử dụng những phần mềm như Excel, Access hay MapInfo thì có thể kiểm tra dễ dàng hơn. Hoặc có thể sử dụng phầm mềm vẽ bản đồ và báo cáo về giao thông của cảnh sát để tìm những đoạn đường thường xảy ra tai nạn hay những cái "bẫy" nếu lái xe không làm chủ được tốc độ. 
 
Dù sử dụng biện pháp nào -- và bạn nên cố áp dụng tất cả trong mỗi bài bào -- thì mục tiêu cuối cùng đều là tìm ra thông tin để minh họa và giải thích vấn đề mà bạn đang viết. Thông thường chúng ta hay bắt đầu bằng giả định của riêng mình. Nhưng hãy tìm những thông tin có thể thách thức hoặc thậm chí trái ngược với những giả định của bạn. Đừng viết tin theo kiểu "đổ khuôn" mà hãy dùng những câu nói và số liệu để hỗ trợ ý kiến của phóng viên và đừng để ý đến những thông tin không cần thiết. Những phóng viên giỏi phải rà đi soát lại quá trình nhiều lần để hoàn thiện bài viết. Có lúc họ phải quay ngược lại và thực hiện thêm các cuộc phỏng vấn, tìm thêm tài liệu và dành nhiều thời gian quan sát vì những phát hiện trong quá trình đưa tin dẫn đến những hướng phát triển khác.
 
Kiểm tra, kiểm tra và luôn nhớ kiểm tra các con số. Đừng mắc sai lầm khi trích băng phỏng vấn, sao dữ liệu từ văn bản chính thức hoặc mô tả những người mà bặngpj. Ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng đừng mắc lỗi vì cẩu thả.
 
Cách tìm ý tưởng cho bài viết

Một cuộc phỏng vấn với một chuyên gia thú vị, được trình bày dưới dạng câu hỏi-trả lời đơn giản, là cách rất hay để bắt đầu một quá trình đưa tin. Ngoài ra, hãy lưu ý khi đọc báo, những dòng chữ trên bảng thông báo hoặc những blog mà bạn thích để tìm những vấn đề mà người khác đang đề cập.  
 
Trong cuộc sống hằng này, luôn nhớ bấm nút "record" và tự hỏi: "liệu độc giả có thấy vấn đề này thú vị không nhỉ?" Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi câu trả lời thường xuyên là "có."
 
Cuối cùng, hãy luôn mang theo mình một cuốn sổ và chiếc bút. Luôn nhớ ghi lại khi nói chuyện với ai đó hoặc phát hiện thấy điều gì đó có thể là nguyên liệu cho một bài viết trên website của mình./.

Nguồn: vietnamjournalism.com   12/10/2006

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.