Ảnh hưởng của bò và bệnh “bò điên” ở người
Trong tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát, vấn đề an toàn đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng cần được hết sức quan tâm. Bệnh “bò điên” được gọi là “Mad cow” hoặc BSE (Bovine spongiform encephalopathies) được nhắc đến cách đây mấy thập niên. Làm sao đánh giá chất lượng của thịt bò, sữa bò, và nói chung, các sản phẩm từ bò mà ta dùng hàng ngày?
Bệnh “bò điên” không chỉ xảy ra ở bò mà còn có thể lây lan sang người.
Bò điên là một trong những bệnh não tạo những khoảng trống như bọt ở trong não và được gọi tắt là TSE (Transmissible spongiform encephalopathies). TSE bao gồm cả các bệnh như bệnh não xốp Creutzfeldt – Jakob disease (CJD), bệnh nhiễm trùng quen thuộc gây chết người FFI (Fatal familial infection). Những triệu chứng của BSE gồm sự thay đổi về hành vi, khả năng hiểu biết, sự bất thường về xúc giác và thính giác, run cơ và mòn răng. Nó dẫn đến những rối loạn thoái hoá thần kinh gây chết ở người và động vật liên quan với một sự tích luỹ của những dạng bất thường của prion (một đoạn protein) trong tế bào thần kinh.
Thông thường, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường được nhắc đến trong ý thức con người là virus, vi khuẩn. Thế nhưng, yếu tố gây bệnh “bò điên” lại là một prion protein (PrP). Prion đề kháng với formaldehyd, nuclease, protease và cả nhiệt độ cao nhưng chúng bị bất hoạt ở nhiệt độ, áp suất cao và hypochlorid. Bình thường, Prion ở dạng tế bào PrPc và không gây bệnh. Prion chỉ gây bệnh khi biến chuyển thành dạng bất thường PrPSc. Mặt dù cơ chế của sự biến đổi PrP và những yếu tố liên quan đến việc truyền nhiễm giữa loài này và loài khác chưa được biết rõ ràng, nhưng khoa học chỉ ra rằng bệnh “bò điên” và căn bệnh CJD ở người do những tác nhân giống nhau gây ra. Rất nhiều bằng chứng cho thấy có những người bị nhiễm TSE qua việc tiếp xúc với các yếu tố bị nhiễm. Ngay cả ở Nhật, trong những năm gần đây, Chính phủ ra những quy định rất chặt chẽ khi nhập thịt bò từ Mỹ, Úc, New Zealand... Còn ở Mỹ, những thực hành về nuôi dưỡng súc vật đã thay đổi một cách cân nhắc trong thế kỷ qua. Từ tháng 12.2003, khi trường hợp BSE đầu tiên ở Mỹ được phát hiện ở bò tại Washington , sức khoẻ của thú và sức khoẻ cộng đồng ngày càng được quan tâm. Chất lượng, và an toàn của việc nuôi dưỡng thú vật ở Mỹ, cũng như sự an toàn của thực phẩm có nguồn gốc thú vật được kiểm tra chặt chẽ. Mặc dù prion hiện diện trong tất cả các mô của động vậy gây bệnh nhưng chúng tích luỹ nhiều nhất ở các mô thần kinh trung ương của não như sọ, bộ não, mắt, tuỷ sống. Tuy nhiên, vẫn chưa có thử nghiệm chính xác về sự lây nhiễm bệnh BSE của thú vật sống. Nhiều thử nghiệm xác định nhanh như Elisa, Western blot chỉ dừng lại ở các thú vật có độ nhiễm bệnh cao. Tuy nhiên, việc phát hiện các mô thú vật bị nhiễm trong thực phẩm có nguồn gốc thú vật cũng như các thực phẩm có nguồn gốc từ bò như sữa bò, máu bò, bột xương bò, bột xương ngựa... bằng các phương pháp dùng kính hiển vi, nhân bản di truyền, định lượng miễn dịch vẫn không đủ để phát hiện. Con đường sơ đẳng lây lan được nói đến nhiều nhất là con đường tiêu hoá. Vào những năm 1989 – 1990, BSE vẫn gia tăng ở bò và các chủng loại đặc hiệu ở nước Anh. Từ 1995 – 2002, có 121 ca tử vong trong số 129 ca bị nhiễm. Cho đến nay, chưa có ca CJD ở người nào được phát hiện ở Mỹ. Từ khi có ca BSE đầu tiên vào 2003, trung tam kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ thường xuyên làm thống kê và phân tích các dữ liệu về cái chết của bò. Không biết việc nhập khẩu thịt bò và các sản phẩm từ bò vào nước ta có được kiểm soát prion hay không?
Trong tình trạng an toàn sức khoẻ của người tiêu dùng đang được quan tâm hàng đầu, với sự gia nhập vào WTO, với những ý tóm lược về căn bệnh bò điên, chúng tôi nghĩ điều này giúp ích phần nào đến người tiêu dùng trong khi các chính sách để kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn các thực phẩm có nguồn gốc từ bò, dê, ngựa... chưa được triển khai.
Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 343, 1/11/2007, tr 18