Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 05/04/2008 00:54 (GMT+7)

André-Marie Ampère (1775-1836) nhà khoa học Pháp, cha đẻ Ðiện từ học

Năm 1801 sau khi dạy kèm một ít để có tiền cho đám cưới của ông, ông được bổ nhiệm giáo sư Vật lý tại trường   Ecole centrale de l"Ain. Năm sau ông viết bài "Những nhận xét vể lý thuyết  trò chơi  toán học" ( Considérations sur la théorie mathématique du jeu).Sau đó ông giữ chức giáo sư Toán và Thiên văn. Nhưng trước cái chết của vợ ông, ông không chịu nổi cuộc sống ở Lyon nên đến Paris sinh sống. Nhờ nhà Thiên văn  Jean-Baptiste Delambre giúp đỡ, ông tìm được một chỗ dạy kèm nơi trường lớn Polytechnique. Nghề nghiệp ông bắt đầu sáng từ đó. Năm 1808 ông trở thành Tổng thanh tra Ðại học, nhận được chức giáo sư Cơ học tại trường polytechnique và cuối cùng được nhận vào Viện Hàn Lâm năm 1814. Các Hội Khoa học tại Âu Châu mời ông làm hội viên. Mười năm sau ông dạy Vật lý tại trường Colège de France và còn dạy Triết học cho trường Ðại học Văn Chương Faculté des Lettres. Hiền lành, vui vẻ, khiêm nhường, đãng trí và vụng về trong xã giao. Người ta thương quý và kính trọng ông như một bậc hiền triết. Ông mất ngày 10 tháng 6 năm 1836 tại Marseille trong lúc đi thanh tra, vì kiệt sức do công việc.Con trai ông là Kean Jacques Ampère là sử gia và cũng có c hân trong Hàn Lâm viện Pháp.

Năm 1836 ông đi Marseille , bị bệnh phổi và tạ thế tại đây.

Những công trình của Anpère đầu tiên về Toán  rồi Hóa học. Nhưng nhờ những khám phá về Vật lý  mà ông được nổi tiếng.

Năm 1820, nhà Vật lý người Ðan Mạch Hans-Christian Oersted(1777-1851)quan sát sự đi lệch của kim nam châm khi đặt gần một dòng điện. Một thời gian ngắn sau đó François Arago(1786-1853)  trình bày cuộc thí nghiệm này trước viện Hàn Lâm. Ampère bắt đầu chú tâm vào hiện tượng này và chỉ một tuần sau, ông đã tìm ra lời giải. Tiếp theo đó ông khám phá nguồn của những tác động từ học trong một dòng điện, nghiên cứu tác động hỗ tương của những nam châm và chứng minh rằng hai dòng điện kín có tác động trên nhau. Ông cũng là người dẫn đường thuyết Ðiện tử bằng cách đưa ra giả thiết về sự hiện diện của dòng hạt từ. (courant particulaire).  Năm 1827 ông tổng hợp những khám phá của ông trong tác phẩm của ông  "Trên lý thuyết Toán học cho phững hiện tượng động điện chỉ suy ra từ thí nghiệm" ( Sur la théorie mathématique des phénomènes électrodynamiques uniquement déduite de l"expérience .) Dựa trên căn bản của lý thuyết của ông, Ampère đề cập đến nhiều loại máy như điện kế, máy điện báo bằng điện và nam châm điện.

Ngoài Khoa học, ông còn nghiên cứu Triết học. Làm một ít thơ, kịch và bản hùng ca về Christophe Colomb.

Là người đầu tiên bày ra những từ về Ðiện (dòng điện và hiệu thế), Ampère xem như là một trong những nhà bác học lớn  nhất của thế kỷ thứ 19, là cha đẻ của nguyên ngành Vật lý.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.