Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/10/2010 19:38 (GMT+7)

Bảo tồn các loài chim nước và việc thực hiện công ước RAMSAR tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

Đặc điểm nổi bật và rất đặc trưng của hệ sinh thái ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là có các bãi bồi phù sa do sông Hồng và biển bồi đắp. Từ đây hình thành những cánh rừng ngập mặn gần như nguyên sinh và những dải rừng mới trồng từ các dự án phục hồi rừng của quốc gia và quốc tế. Do có các bãi triều rộng lớn với nguồn thức ăn phong phú từ những loài động vật thuỷ sinh nên hàng năm vào mùa chim di cư có hàng chục ngàn cá thể chim nước đã dừng chân nơi đây để kiếm ăn, nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài ngày và nhiều gian khó.

Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Hàng năm, vào mùa chim di trú, có thể gặp tới 30 - 40 ngàn con (theo tiêu chí của một điểm Ramsar quốc tế là 20.000 con). Cuộc hành trình của chim di trú kéo dài hàng ngàn cây số, bắt đầu tư Xeberi, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc xuống phía Nam và Xuân Thuỷ là một "ga chim" quan trọng trong hành trình di trú lý tưởng của nhiều loài chim. Đến mùa xuân ấm áp, chim di cư lại từ phía Namnhư Australia, Malaixia, Indonesiaghé qua "ga chim" Xuân Thủy, rồi tiếp tục bay trở về xứ sở cũ để chuẩn bị cho mùa sinh sản mới.

Theo thống kê mới nhất của tổ chức bảo tồn chim quốc tế Birdlife International tại Việt Nam, Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có 219 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ, trong đó có 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ hạc, ngỗng, sẻ và bộ rẽ. Trong 219 loài chim được ghi nhận thì có 9 loài đang ở trong tình trạng bị đe doạ và sắp bị đe doạ (theo phân loại của IUCN), đó là cò mỏ thìa Platalea minor, cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes, mòng bể mỏ ngắn Larus saudersi, choắt lớn mỏ vàng Tringa gultifer, bồ nông chân xám Pelecanus philippensis, choắt mỏ thìa Eurynorhynchus pygmens, giang sen Mycteria leucocephala, te vàng Vanellus cinereus.

Những năm gần đây, ở Việt Nam , hầu như chỉ có thể bắt gặp cò thìa, rẽ mỏ thìa và một số loài chim nước di cư quý hiếm ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Thành phần chim tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đa dạng và phong phú như vậy, nhưng công tác bảo tồn chúng diễn ra như thế nào?

Trước năm 1989, đánh bắt chim thú là nghề phụ của một số hộ dân của các xã ven vùng đệm. Những năm 1995 - 1996, Ban Quản lý bắt giữ khá nhiều vụ xâm hại tài nguyên môi trường. Các vụ tập trung ở các lĩnh vực chặt phá cây rừng làm nhiên liệu, săn bẫy chim, khai thác nguồn lợi thủy sản bằng xung điện.

Đến nay, sau 8 năm thành lập khu bảo tồn và 4 năm chuyển hạng thành Vườn Quốc gia, hầu như ít có hiện tượng đánh bắt chim. Một số thợ săn cũ đã từ bỏ nghề truyền thống, nay đăng ký tham gia Câu lạc bộ bảo tồn chim và hoạt động
rất tích cực. Ông Nguyễn Văn Thắng 60 tuổi (ở khu thị tứ xã Giao Xuân) là một ví dụ điển hình. Trước đây ông Thắng là một chuyên gia đánh lưới chim dày dạn kinh nghiệm, nay là hội viên tích cực của câu lạc bộ bảo tồn chim Giao Xuân. Câu lạc bộ do dự án bảo tồn chim quan trọng của Tổ chức Birdlife thành lập từ năm 2003 và đến nay đã thu hút được 37 thành viên.Trước khi gia nhập công ước Ramsar, đa số người dân ở khu vực chưa nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên chim nước nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp ở địa phương chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về bảo tồn thiên nhiên để định hướng cũng như quản lý cộng đồng theo xu thế phát triển bền vững.

Thời gian gần đây, Ban quản lý Vườn quốc gia đã có những nỗ lực phối hợp hành động khá tích cực với chính quyền các cấp ở địa phương và các tổ chức phi chính phủ để tổ chức và thực thi thể chế quản lý và sử dụng khôn khéo, bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước ở khu vực. Rất nhiều các dự án trong nước và quốc tế về kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển được xúc tiến trên địa bàn, bước đầu đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ.

Sau gần 20 năm tham gia công ước Ramsar, đến nay Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã làm được khá nhiều việc trong lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường. Tài nguyên thiên nhiên đã được bảo vệ tốt hơn, các loài chim di trú hàng năm cũng về cư ngụ đông đúc với sự có mặt của các loài quý hiếm như cò thìa, cò lạo Ấn Độ, rẽ mỏ thìa… nhưng tình trạng khai thác nguồn lợi tự nhiên, nhất là nguồn lợi thuỷ sản quá mức như hiện nay sẽ làm cạn dần nguồn thức ăn và gây nhiễu loạn sinh cư của chim di trú. Trách nhiệm này không chỉ của riêng Ban quản lý Vườn quốc gia mà là của chung cộng đồng quản lý và cộng đồng dân vùng đệm.

Cần phải làm gì để đẩy mạnh công tác bảo tồn loài chim nước của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Để Xuân Thuỷ mãi mãi xứng đáng với cái tên mà người dân vẫn gọi nó” “ga chim quốc tế”.

Đây là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ giải quyết trong nội vi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ mà cần phải thực thi các giải pháp tổng thể, đồng bộ mang tính phổ cập rộng rãi đến toàn thể cộng đồng. Cụ thể gồm:

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ chim thú và động vật hoang dã.

Quy hoạch và tổ chức triển khai quản lý bảo vệ nghiêm ngặt những bãi ăn nghỉ và các sinh cảnh quan trọng của chim và động vật hoang dã.

Tăng cường công tác tuần tra và bắt giữ xử lý kiên quyết các hành vi xâm hại chim và động vật hoang dã.

Liên kết với các điểm ngập nước lân cận để cùng phối hợp hành động bảo vệ chim di trú.

Xây dựng thể chế quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước. Thực thi có hiệu quả dự án Vùng đệm và dự án Du lịch sinh thái nhằm tích cực giảm sức ép từ Vùng đệm lên Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Hy vọng ở địa danh Ramsar đầu tiên của Việt Nam, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ sẽ mãi mãi là mảnh đất lành chim đậu; là điểm trình diễn về kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, đồng thời là điểm đến lý thú cho những du khách yêu thích thiên nhiên trong tương lai không xa.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng
Ngày 10/5/2024, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Hội thành viên của Liên hiệp hội tỉnh) đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.