Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 12/05/2015 18:13 (GMT+7)

CẦN THÔNG TIN MINH BẠCH VỀ CÂY MÁC CA.

Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu là nhiều thông tin chưa minh bạch và chưa theo chuẩn chung. Ví dụ thông tin về năng suất quả, hạt  có sự khác biệt lớn. Năng suất hạt thì không rõ  hạt theo chuẩn nào về độ ẩm? Giá hạt trên thị trường thế giới không rõ là giá xuất nhập khẩu, giá bán buôn, bán lẻ cho người tiêu dùng hay giá nông trại( mua của người nông dân), giá hạt theo tiêu chuẩn nào về tỷ lệ nhân/trọng lượng hạt. Giá nhân theo tiêu chuẩn nào về tỷ lệ nhân cấp 1( phần nổi của nhân trên nước / toàn bộ nhân). Giá cả biến động, tăng ở khu vực châu lục nào, giảm ở khu vực châu lục nào....Mức đầu tư xây dựng cơ bản tính theo chuẩn nào?  Năng suất hạt khô bình quân/ha bao nhiêu mới có lãi ở khâu nông nghiệp? Ngay cả mật độ trồng khung giao động cũng rất lớn. V.v...

          Chúng tôi cố gắng tổng hợp và xử lý đưa thông tin về chuẩn chung, bảo đảm  cho minh bạch hơn, nhưng không phải tất cả đều đã rõ ràng. 

          1. Đặc tính sinh thái.

          Cây mắc ca là cây thân gỗ, có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc, cao trên 10 m khi trưởng thành, xanh quanh năm, có thể sống tới 100 năm, thời gian kinh doanh 40-60 năm. Biên độ độ cao thích hợp của cây mác ca khá  rộng,  từ 300 m đến 1.200 m so với mặt biển, tốt  nhất là từ 600-1.000m.

mc2

                                    Hình ảnh Mắc ca ra hoa

mc3

Cây mắc ca đậu quả. Nguồn Internet.

          Mắc ca phù hợp với khí hậu á nhiệt đới, ưa mát, chịu được mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm, sương muối, giá rét. Nhưng cây mắc ca không chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa tối ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm.

          Mắc ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Độ dày tầng đất từ 01 m trở lên. Mật độ trồng  ở đất bằng 200-300 cây/ha. Đất dốc phù hợp dưới 15 độ,  trên dưới 150 cây/ ha. Trồng xen  trên dưới 70 cây/ha. Bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ khi gió lớn. (Năng suất, sản lượng quy về ha phải căn cứ vào mật độ khảo nghiệm phù hợp với thực tế từng địa bàn)

          2. Giá trị dinh dưỡng của nhân hạt mác ca.

          Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm. So sánh với các loại hạt quả ăn được phổ biến khác như hạnh nhân hay đào lộn hột, Mắc-ca chứa nhiều chất béo( trên 75%), các chất khác thì thấp hơn: hợp chất đường 10%. protein( đạm)  9%, Kali 0,37%, Phôt-pho 0,17%. Đặc biệt, Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn rất cao, khoảng 22% axit béo omega-7 là axit palmitoleic,  trong đó có 8 a xit amin cơ thể con người không tự tổng hợp được. Nhưng nếu nói dinh dưỡng của hạt mác ca không có hạt nào thay thế thì cũng chưa có căn cứ.

mc4

Thu hoạch Mắc ca: quả tươi( màu xanh) Hạt bóc vỏ( màu nâu vàng) .  Nguồn Internet.

         mc5

 Nhân hạt mắc ca màu ngà.

  3. Đặc điểm sản xuất, chế biến, bảo quản.

          - Sản xuất nông nghiệp.Thời vụ mắc ca tuỳ theo từng nước. Có 03 điểm rất  đặc trưng:

          +Chế độ nhiệt để đậu hoa, đậu quả rất khắt khe. Nhiệt độ thích hợp để cây ra nhiều hoa là từ 12 oC đến 21 oC, tốt nhất là 18 oC, khung trung bình là từ 18-25 0C. Trong thời gian ra hoa, chế độ nhiệt phải đủ dài 2 tháng( vì mắc ca ra hoa nhiều đợt từ tháng cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Tỷ lệ đậu quả của mắc ca rất thấp. Gặp nắng hạn, gió lào hay mưa phùn  hoa sẽ rụng nghiêm trọng. Khí hậu không thuận lợi có thể không đậu quả.

          +Cây thụ phấn chéo mới cho năng suất cao( Cây giống này thụ phấn cho cây giống kia. Trên một vườn cây phải trồng 3-4 giống thì năng xuất mới cao. Nhưng giống nào với giống nào cho năng xuất cao nhất thì  đang được nghiên cứu.

          +Cây năng suất cao hay thấp là tuỳ giống. Giống trôi nổi  có khi rất ít quả, thậm chí không có quả. Giống sản xuất hàng hóa là giống thương mại, đạt chuẩn quốc tế. Cây vô tính( dâm cành, chiết ghép từ cây giống đầu giòng) sớm ra hoa, cho quả với năng suất cao hơn giống cây thực sinh( cây trồng bằng hạt)

          - Thu hoạch quả, bảo quản và chế biến. Khi trái rụng xuống đất  phải nhặt ngay trong ngày( tránh để chuột,  sóc và một số loại côn trùng dưới đất tấn công.). Có thể thu hoạch quà chín từ trên cây. Quả mắc ca sau khi thu hoạch phải tách vỏ trong vòng 24h. Không để tấp đống hay bỏ trong những bao kín gây lên men, làm giảm chất lượng hạt. Hạt Mắc ca có hàm lượng dầu rất cao 78% nên tuyệt đối không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, mà phải để nơi thoáng gió hoặc dùng quạt điện sấy nhẹ trong 2-3 ngày thì độ ẩm từ 30% sau khi tách hạt sẽ còn lại 10%. Với độ ẩm 10%, hạt mac ca cũng chỉ có thể bảo quản trong vài tháng. Để bảo quản lâu dài, độ ẩm phải rút xuống 1,5%, phải có công nghệ mới xử lý được. Mùa thu hoạch quả ở Việt Nam rơi vào tháng 8 -tháng 9, không đồng loạt mà lại rải rác. Đây là thời điểm còn mưa khá nhiều, nhất là vùng Tây Bắc nên khâu thu hoạch và sơ chế sẽ gặp khó khăn. Như vậy chi phí nhân công cho khâu thu hoạch cũng khá lớn.

          Với hàm lượng dầu cao vượt trội, hạt mắc ca rất khó bảo quản. Nhân mắc ca rang thường đóng bao chân không để giữ được lâu (dầu trong nhân không bị ô-xy hoá). Khi đã mở bao ra rồi thì sử dụng trong thời gian ngắn, để kéo dài  nhân dễ bị ôi. Nếu giữ vài ngày trở lên thì cách tốt nhất là để trong tủ lạnh.

          Năng suất của mắc-ca chỉ bằng khoảng 1/3 so với năng suất các loại cây trồng cho quả hạnh khác; tỉ lệ nhân trong hạt cũng thấp hơn nhiều (4kg hạt tốt được 1kg nhân), tỉ lệ hao hụt, sấy khô, khấu hao, nhân công... làm cho giá thành nhân khá cao. Vỏ hạt rất cứng cần đầu tư thiết bị chế biến đặc biệt. Cũng do năng suất nhân thấp, đầu tư ban đầu cũng khá cao, công nghệ cao và tiêu chuẩn chất lượng rất cao nên lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào giá thị trường đầu - cuối chuỗi giá trị. Phải có các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thực phẩm cao cấp, mỹ phẩm mới có lãi cao, mác ca mới phát triển bền vững. 

          4. Sản xuất mắc ca trên thế giới

            Cây mắc ca được trồng nhiều nhất ở Úc, Mỹ rồi đến Nam Phi, Braxin, Kênia, Cốt starica và một số nước khác. Trung quốc và Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây mới trồng. Năm 1997, toàn thế giới có khoảng 46.000 ha, sản lượng hạt khô( tiêu chuẩn độ ẩm 10% trở xuống ) khoảng 61.000 tấn. Năm 2013 diện tích tăng lên khoảng 80.000 ha, sản lượng hạt khô khoảng 140.000 tấn. Bình quân sau 5 năm trồng  chính thức có thu hoạch. Năm thứ 10 bình quân đạt 10 kg hạt khô tiêu chuẩn 10% độ ẩm trở xuống/cây, đạt 3 tấn hạt khô tiêu chuẩn/ha. Các nước phát triển mắc ca sớm, có tiềm lực vốn và khoa học công nghệ, lại phát triển chậm. Đó là câu hỏi chưa được lý giải thấu đáo. Một trong những  nguyên cơ bản là cây mắc ca kén chọn vùng khí hậu phù hợp với thời điểm ra hoa, năng suất định hình ( sau 10 năm) phải trên 3 tấn hạt khô tiêu chuẩn mới có lãi khá.

          Hạt và nhân quả mắc ca xuất khẩu khoảng 35%, còn 65% là tiêu thụ nội địa. Như vậy thị trường xuất khẩu không phải lớn. Giá xuất khẩu hạt mác ca tiêu chuẩn từ trước đến nay dao động khoảng 1,5-4,0 USD/1kg (tương đường 25.000-70.000VNĐ/1kg). Mấy năm gần đây giá giao động 3,25-3,5USD/kg, tương đương khoảng 70.000 đồng một kg với tỷ lệ nhân 33%. Dưới tỷ lệ này thì giá khoảng 50.000 đồng. Giá cao nhất là khoảng 140.000 đồng. (Tỷ lệ nhân trên dưới 40%, nhân cấp 1 trên dưới 90%.). Loại có chứng chỉ sản phẩm hữu cơ sạch khoảng 90.000 đồng một kg. Đó là giá xuất khẩu, giá bán buôn. Còn giá mua của nông trại(nông dân) thấp hơn nhiều, bằng khoảng 1,5,0-2,0 USD/kg, tương đương khoảng 30.000-40.000 đồng/kg loại đạt tiêu chuẩn. Loại chất lượng thấp hơn thì giá thấp hơn.

          Giá nhân( giá xuất khẩu) hạt mác ca tiêu chuẩn độ ẩm 10% trở xuống cao gấp 4-5 lần, giao động 13-15USD/kg, khoảng trên dưới 300.000 VNĐ. Giá cao thấp còn tùy thuộc phẩm cấp nhân( trong lượng nhân và tỷ lệ nhân cấp 1).

           Nhu cầu thị trường còn lớn( có thể gấp 4 lần hiện nay). Nhưng giá cả không phải tăng ổn định, có lúc lên tới hơn 4,0USD(2005), có thời kỳ giảm xuống 1,5 USD/kg hạt khô tiêu chuẩn( 2007); mấy năm trở lại đây có xu hướng giảm ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. Giá hạt mac ca trung bình của thế giới hiện ở mức 3,26USD/kg, giá nhân ở mức 12,90 USD/kg. Ngược lại, ở khu vực Châu Á thì giá mác ca lại có xu hướng tăng lên. Đây cũng là vấn đề cần được lý giải.

          5.  Cây mắc ca ở Việt Nam.

          a. Sản xuất.Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành nhập giống, khảo nghiệm giống ở nhiều địa phương trong cả nước gồm: Ba Vì (Hà Nội), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Binh), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Krông Năng (Đắk Lắk), Đắk Plao (Đắk Nông), Tân Uyên (Lai Châu), TP Thái Nguyên (Thái Nguyên), Lạc Thủy (Hòa Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa), Khe Sanh (Quảng Trị), Kbang (Gia Lai), Cầu Hai (Phú Thọ), Nam Đàn (Nghệ An), Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Đắk Hà (Kon Tum).

          Đến nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận 10 giống mắc ca, gồm 03 giống quốc gia OC, H2, A38 và  7 giống tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay, diện tích mắc ca trồng thử và dự án khuyến lâm theo chương trình của Bộ NN&PTNT ở Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 520 ha. Ngoài ra, diện tích do các tổ chức, cá nhân tại các địa phương khác trồng khoảng 1.920 ha (trong đó ở Tây Bắc gần 280 ha, Tây Nguyên khoảng 1.640 ha). Tổng diện tích cây mắc ca cả nước đến nay khoảng 2.440 ha. (Theo thông tin khác phải đến cỡ 5.000 ha).

          Ở các diện tích mác ca do dân tự trồngchưa có thông tin chính xác, đáng tin cậy. Nói chung dân trồng bằng giống không rõ nguồn gốc, sau 5-8 năm có diện tích có quả, có diện tích không. Nhưng chưa rõ năng xuất trung bình hạt khô tiêu chuẩn dưới 10% độ ẩm/cây và quy về ha là bao nhiêu.

          Ở vùng nhà nướckhảo nghiệm: cây mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tại các điểm trồng khảo nghiệm nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả rất khác nhau. Ở các mô hình khảo nghiệm, có quả thì sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt 17,5-21,5kg/cây, tương đương 8-10 kg hạt khô/cây, thấp nhất đạt 9,4-12,4kg/cây, tương đương 4-5 kg hạt khô/cây. Ở mộ số nơi cây không có quả.

          a1.Vùng Ba Vì.Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trồng thử cây thực sinh ( giống của Úc) từ năm 1994. Sau 5 năm, lác đác có cây bắt đầu có quả, sau 10 năm cây tốt nhất đạt 9 kg hạt.

          a.2.Vùng Tây Nguyên.Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên khảo nghiệm năm 2002 tại Buôn Ma Thuật. Sau 9 năm trồng cây thực sinh năng suất trung bình của 2 giống H2 và OC cho năng suất hạt khô đạt xấp xỉ 8 kg/cây/năm, tương đương so với năng suất trung bình của cây mắc ca trồng tại Úc và ca hơn so với Trung Quốc. Giống A38 sau 5 năm trồng đã cho năng suất trung bình đạt hơn 5 kg/cây/năm.         

mc6  

                  Tây Nguyên khảo nghiệm thành công cây Mắc ca. Nguồn Internet.

          Từ năm 2004,  Viện đã tiến hành trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích trồng khảo nghiệm trên 20 ha. Cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốt. Hầu hết các vườn mắc ca bắt đầu ra hoa đậu quả sau 3-4 năm trồng.

          Từ  năm 2006, Viện Khoa bất đầu có những nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây nguyên: cà phê vối, cà phê chè, ca cao. Tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15ha.

          Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen.

          +Đối với vườn trồng xen với cà phê vối tại Buôn Ma Thuột, sau 5 năm cho tỷ lệ cây ra hoa trên toàn vườn đạt hơn 70%, năng suất ban đầu đạt được từ 1,3-1,5kg  hạt /cây.

          +Vườn trồng xen ca cao tại Buôn Ma thuột cho tỷ lệ ra hoa đậu quả sau 5 năm trồng đạt trên 50%, năng suất trung bình đạt 0,5kg hạt /cây.

          +Vườn mắc ca trồng xen cà phê chè tại Bảo Lộc – Lâm Đồng cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả khá tốt sau 5 năm trồng, với tỷ lệ ra hoa trên toàn vườn đạt 80% và năng suất ban đầu đạt 1,4kg hạt /cây.

          Chưa có thông tin so sánh giữa giống thực sinh và giống vô tính, thông tin về chất lượng nhân, tỷ trọng nhân/trọng lượng hạt, tỷ tệ nhân cấp 1(phần nhân nổi trên nước/ toàn bộ nhân).

          a.3.Tây Bắc-Sơn La.

          Cây Mác ca được trồng khảo nghiệm ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,

          * Tỉnh Sơn La. Sơn La bắt đầu trồng vào năm 2000, đến nay có 85,6 ha tại địa bàn các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu  và Thành Phố Sơn La. Gồm 15 giống. Có các dòng cho năng suất, sản lượng khá là OC, 816, 849, 246 đã được  Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công nhận giống cây đầu dòng. Sơn La đã nhân giống vô tính thành công( dâm cành, chiết ghép) ở quy mô sản xuất.

          Cây sinh trưởng và phát triển khá ở tất cả các địa bàn. Cây vô tính 3-4 năm bắt đầu ra hoa và cho quả bói 3-4 kg quả tươi/cây. Cây thực sinh sau 5-8 năm  cho quả bói, cũng đạt 3-4 kg quả tươi/cây.

          Diện tích định hình( sau 11-14  năm).

          -1,5 ha ở Chiềng Ban Mai Sơn( khu vực Trung tâm giáo dục Lao động thường xuyên tỉnh) trồng năm 2003. Theo tài liệu của Sở NN&PTTN, sau 5 năm trồng cho quả bói, đến năm 2014 thu hoạch 1,5 tấn quả tươi, quy ra hạt khô tiêu chuẩn khoảng 3,5 tạ/ha. Nhưng theo báo cáo của Trung tâm giáo dục Lao động thường xuyên tỉnh và thông tin báo chí, thì năng xuất trung bình 30 kg quả tươi/cây, có cây tới 50-60kg quả tươi/cây. Tính theo diện tích đạt 9 tấn quả/ha, quy ra đạt 3 tấn quả khô tiêu chuẩn/ha.

          -2,5 ha ở bản Púng Ỏ, xã Phúng Tra, Huyện Thuận Châu, trồng năm 2003, sau 5 năm trồng cho quả bói, đến năm 2014 thu hoạch 1,5 tấn quả tươi, quy ra hạt khô tiêu chuẩn khoảng 2,2 tạ/ha

          - 0,26 ha tại bản Thẳm, phường Chiềng Sinh, TP Sơn La, trồng năm 2000, đến năm 2014 cho 4 tấn quả tươi, tương ứng 15,4 tấn quả tươi/ha, quy ra hạt khô tiêu chuẩn khoảng 4 tấn/ha

          Trong số các địa bản khảo nghiệm ở Sơn La, có điểm bản Thẳm, Chiềng Sinh, TP Sơn La đạt năng xuất bằng mức trung bình thế giới và bằng diện tích cho năng suất cao nhất ở Tây Nguyên. Điểm ở Chiềng Ban Mai Sơn thông tin chưa thống nhất. Còn các điểm khác thấp hơn. Nhưng tất cả các điểm trên thông tin cũng chưa rõ về cơ cấu cây thực sinh và cây vô tính.

mc7

 Sơn La khảo nghiệm thành công cây Mắc ca. Ông Đào văn Hạnh, GĐ TTGDLĐ tỉnh giới thiệu  đầu mùa quả mác ca năm 2015. Ảnh tác giả.

          Các địa bàn trên chưa có thông tin về chất lượng quả. Địa bàn xã Chiềng Yên, Huyện Vân Hồ cây Mác ca không có quả( do sương mù nhiều vào dịp ra hoa). Dự án Công ty cổ phần 199-KT4 Mộc Châu trồng năm 2009 và Dự án khuyến nông hỗ trợ các hộ trồng 56 ha( bao gồm trồng thuần và trồng xen)  chưa có thông tin cụ thể.

          * Tỉnh Lai Châu và Điện Biên.Chưa có thông tin cụ thể.

          b. Suất đầu tư. Suất đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản theo đúng quy trình thâm canh chưa có thông tin chính thức. Theo tư liệu của nước Úc, trong 3 năm đầu đầu tư  quy ra tiền Việt khoảng hơn 30 triều, trong 7 năm hết gần 100 triệu đồng. Từ năm thứ 7 đạt năng suất 1,2 tấn hạt khô/ha thì khâu sản xuất nông nghiệp mới có lãi gộp trên 2 triệu VNĐ/ha.  Đến năm thứ 15 đạt 3,5 tấn hạt khô/ha thì lãi  gộp đạt 70-80 triệu VNĐ/ha. Với chu kỳ kinh doanh 40-60 năm thì cây mắc ca là cây có hiệu quả.      Thông tin trong nước sơ bộ có 03 mức đầu tư rất khác biệt trong 5 năm: 20 triệu đồng, 50 triệu đồng, 100 triệu đồng. Thời kỳ kiết thiết cơ bản tính cho 5 năm là hợp lý, vì sau 5 năm mới chính thức có thu nhập từ cây mắc ca. Mức 100 triệu đồng/ha/5 năm là hợp lý. Vì riêng tiền giống( chỉ tính bằng 50%giá giống hiện nay) cũng đã 15-20 triệu đồng/ha. Tiền công 5 năm chí ít cũng 50-60 triệu đồng/ha. Ngoiaf ra, chi phí phân bón, nước tưới cũng không ít.

          c. Thị trường.Năm 2014 đầu năm 2015, giá hạt và nhân mắc ca ( đã qua chế biến) ở Hàn quốc và Việt Nam bị sốt. Giá tăng đột biến ở Hàn Quốc là do vụ scandan: cô Heather Cho - con gái của Chủ tịch Tập đoàn hàng không Hàn Quốc Korean Air đã đuổi tiếp viên trưởng khỏi máy bay, khiến cả chuyến bay bị chậm giờ. Nguyên do vì cô tiếp viên phục vụ  hạt maca không chu đáo( thay vì đổ ra đĩa thì lại để trong túi). Sau sự kiện đó, doanh số bán sản phẩm mắc ca ở Hàn Quốc tăng chóng mặt.

            Còn Việt Nam bị sốt là do giá ảo. Giá loại quả mắc ca khô, còn vỏ cứng, chưa nứt ở mức 300.000 - 350.000 đồng/kg, loại còn vỏ nhưng đã nứt giá 400.000 đồng/kg. Riêng nhân đã được tách vỏ giá dao động 900.000 - 1 triệu đồng/kg. Trong dịp Tết Ất Mùi 2015, hạt mắc ca được đóng trong các gói quà tặng với các mức giá dao động từ 350.000 - 3 triệu đồng, trong đó bao gồm một hộp quà lót lụa, lọ thủy tinh cao cấp đựng sản phẩm, đĩa thủy tinh hoặc sơn mài, thiệp chúc mừ      

mc8

Vườn giống Trung tâm GDLĐ tỉnh. Cây gieo bằng hạt để làm gốc ghép. Ảnh tác giả.

mc9

              Cây mới được ghép chồi từ giống cây đầu dòng.. Ảnh tác giả.

          Giá nhân hạt mác ca bị đẩy lên vì đây là sản phẩm mới, còn khan hiếm, được quảng bá  mạnh, mua làm quà là "hợp thời trang". Nhưng nay đã giảm...Gíá nhập khẩu vào Việt Nam và bán ra trên dưới 100.000VNĐ/kg hạt khô. Giá quả và hạt nông dân Vịệt Nam bán được giá cao ngất ngưởng là do nhiều đơn vị cạnh tranh mua để nhân giống. Nhưng hiện nay cũng đã giảm nhiều so với vài năm trước.(300.000-500.000đ/kg xuống trên dưới 100.000đ/kg và sẽ còn tiếp tục giảm). Giống như hiện tương giá ảo của nhím giống các đây mấy năm.

          6. Chủ trương của nhà nước và sự phản hồi từ các phía.

          Chính phủ và nhiều địa phương muốn đẩy mạnh phát triển cây mắc ca, coi mắc ca là cây chiến lược. Cây mắc ca đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức đưa vào danh mục cây trồng rừng sản xuất, rừng sinh thái lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, được hưởng chính sách trồng rừng. Bộ Tài chính cũng đã chính thức có thông tư hỗ trợ 70% giá giống cho các doanh nghiệp đầu tư dự án trồng mắc ca.

          Các nhà tài trợ( chủ lực là Ngân hàng Liên việt Bank) sẵn sàng cho vay hàng ngàn tỷ đồng cho phát triển mắc ca. Nhiều doanh nghiệp rất rốt sắng, chủ lực chủ lực là tập đoàn Him Lam Tây Nguyên, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, Công ty cổ phần thương mại và chuyển giao công nghệ IDT và một số doanh nghiệp địa phương...Các nhà tài trợ và các doanh nghiệp muốn phát triển nhanh tới 200.000 ha vào năm 2020. Nếu thận trọng quá sẽ mất cơ hội. Ngược lại, Bộ NN&PTNT lại chủ trương tiếp tục khảo nghiệm cẩn trọng, trước mắt chỉ phát triển khoảng 10.000 ha đến năm 2020 ở những vùng đã khảo nghiệm thành công.( Có thông tin là 20.000 ha). Chủ trương của Bộ là trồng bằng cây giống vô tính( dâm hom hoặc chiết ghép từ giống cây đầu dòng).  Các hộ nông dân thì vẫn tiếp tục mua giống trôi nổi về trồng.

            Xu hướng chung là ủng hộ phát triển cây mác ca, coi đây  là một hướng đi mới cho Tây Nguyên và Tây Bắc, Sơn La. Nhưng Tây Nguyên, Tây Bắc  mới có dữ liệu bước đầu về sinh trưởng, săng suất quả, hạt mắc ca ở những vùng khảo nghiệm. Còn xuất đầu tư, chất lượng quả và nhân thế nào chưa có thông tin đầy đủ. Mới có một số điểm khảo nghiệm thành công, nơi thành công nhất năng suất của giai đoạn định hình( sau 10 năm trồng) mới bằng mức trung bình của thế giới. Do đó cần nghiên cứu quy hoạch chính xác địa bàn, cơ cấu trồng thuần, trồng xen, tập đoàn giống, phương thức trồng chéo giữa các giống...  Sự hạch toán cần chắc tay hơn trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư, giá trung bình của thế giới( phân  biệt rõ giá xuất khẩu và giá nông trại), xu hướng biến động giá cả và thị trường( tăng ở khu vực Châu Á, còn giảm ở khu vực Châu Mỹ và Châu Âu. Gía của Hàn Quốc, Việt Nam thời gian qua là giá ảo). Theo kinh nghiệm các nước, phải có các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thực phẩm cao cấp, mỹ phẩm mới có lãi cao, mới bảo đảm cho mác ca phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp nặng về tranh thủ kinh doanh cây giống thì ngành hàng mác ca rất khó thành công. Việc quảng bá làm giàu nhờ tạo trầm hương từ cây gió bầu để kinh doanh giống  cách đây mấy năm là một bài học. Trước mắt phải kiểm soát tình hình giống trôi nổi, khuyến cáo, hướng dẫn các nông hộ hiểu biết đầy đủ hơn về về cây mắc ca.                                                                                                                                                                                                                                                                Nguồn:

-Internet và tài liệu của sở NN &PTTN tỉnh Sơn La

-Làm việc trực tiếp với Trung tâm giống cây trồng và thủy sản tỉnh, Trung tâm giáo dục lao động thường xuyên tỉnh.

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.