Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 01/06/2020 20:59 (GMT+7)

Người lính thợ “cải lão hoàn sinh cho xe máy”

Nhiệt tình, tâm huyết, say mê với công việc chuyên môn; không ngại khó, ngại khổ, tích cực, tự giác tìm tòi, học tập, đam mê nghiên cứu, sáng tạo... - đó là những phẩm chất nổi bật của Thiếu tá QNCN Trần Hữu Nghĩa, thợ sửa chữa ở Z12, Phòng Kỹ thuật, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh. Cán bộ, nhân viên đơn vị vẫn thường gọi anh với biệt danh người lính thợ giỏi “cải lão hoàn sinh” cho những cỗ máy...

Description: C:\Users\Dell\Desktop\Anh 1 (10).jpg

Thiếu tá QNCN Trần Hữu Nghĩa ứng dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa ô tô đời mới tại Trạm sửa chữa Z12.

Vốn đam mê sáng tạo từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Hữu Nghĩa, quê xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) đã “nuôi” ước mơ trở thành người thợ sửa chữa giỏi. Tốt nghiệp THPH, năm 1992, anh lên đường nhập ngũ vào huấn luyện ở Tiểu đoàn 2, Bộ CHQS tỉnh. Năm 1993, anh được cấp trên cho đi học lớp Trung cấp Kỹ thuật xe máy. Năm 1996, tốt nghiệp ra trường, anh được về nhận công tác tại Trạm sửa chữa Z12, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh.

Những ngày đầu với công việc của một lính thợ sửa chữa với anh Nghĩa gặp không ít khó khăn vì phương tiện xe máy hiện có của các cơ quan, đơn vị chủ yếu là thế hệ cũ, tình trạng kỹ thuật ngày một xuống cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư đồng bộ còn thiếu. “Làm gì và làm thế nào để “cải lão hoàn sinh” cho những chiếc xe cũ kỹ” luôn là trăn trở với anh... Với những kiến thức đã được học tập tại nhà trường cộng với sự cần cù, chịu khó và lòng đam mê nghiên cứu sáng tạo và kinh nghiệm được tích lũy qua thực tiễn công tác đã giúp anh từng bước biết “bắt bệnh” và tìm phương pháp “chữa trị” cho những chiếc xe hư hỏng.

“Làm một người thợ mà “bó tay” để xe máy ngày một “tàn phế” tôi thấy mình có lỗi. Suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những phương án, giải pháp sửa chữa tối ưu, đem lại hiệu quả cao nhất cho việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cao khả năng khai thác sử dụng và tăng tuổi thọ của phương tiện...” - Thiếu tá QNCN Trần Hữu Nghĩa tâm sự!

Đặc điểm nổi bật trong các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của Trần Hữu Nghĩa là giá thành rẻ, dễ làm, nguyên vật liệu chủ yếu là tận dụng các thiết bị đã thải loại nhưng lại có tính ứng dụng cao, tiết kiệm thời gian, nhân lực, công sức... Riêng từ năm 2003 đến nay, Trần Hữu Nghĩa đầu tư nghiên cứu và sáng chế thành công gần 20 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có tính ứng dụng cao không chỉ phục vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng xe đời cũ mà còn ứng dụng hiệu quả cho xe đời mới.

Sản phẩm từ niềm đam mê nghiên cứu khoa học của anh đã gửi tham gia và đạt các giải thưởng cao không chỉ cấp Bộ CHQS tỉnh, mà cả Quân khu và toàn quân; trong đó có 2 giải A, 5 giải B, 8 giải C và 1 giải khuyến khích. Tiêu biểu có sáng kiến “Cải tiến hệ thống điện xe ô tô”, “hệ thống cảm biến báo không an toàn khi cửa xe chưa được đóng”, “máy xả e li hợp ô tô”, “máy rà xu-páp động cơ ô tô”, “Vam tháo lắp xu-páp động cơ ô tô đời mới”, “Bộ xung điện kiểm tra công tơ mét ô tô đời mới”, “Kìm chuyên dùng bảo dưỡng bầu phanh ô tô đời mới”...

Thành quả của mỗi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của người lính thợ Trần Hữu Nghĩa như đứa con tinh thần không chỉ giúp anh và đội ngũ thợ kỹ thuật tìm ra giải pháp, cách làm hữu hiệu nhất trong bảo quản, sửa chữa, nâng cao tuổi thọ xe máy, mà còn giúp cho bản thân và đơn vị tiết kiệm kinh phí, thời gian, nhân vật lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật.

Bài, ảnh:Xuân Liệu – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.