Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/01/2015 20:57 (GMT+7)

Yên Bái CDSH: Hành trình 5 năm vì cuộc sống cộng đồng

Trung tâm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, hướng đến Cộng đồng nghèo, yếu thế tại khu vực miền núi được tiếp cận hiệu quả với các ứng dụng khoa học công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,  cải thiện sức khỏe và  cuộc sống bền vững.

Hiện nay, Trung tâm thực hiện nhiều hoạt động như nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y tế- chăm sóc sức khỏe, nhằm hỗ trợ cộng đồng các dân tộc miền núi, nâng cao kiến thức, kỹ năng và sức khỏe góp phần xóa đói giảm nghèo; Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về thông tin, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mới, tổ chức hội thảo khoa học trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Truyền thông, tập huấn về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong các dự án phát triển cộng đồng, các dự án y tế, phòng chống HIV/AIDS và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và phát triển dự án trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dự phòng bệnh tật, dinh dưỡng và phòng chống thiếu hụt vi chất. Cải thiện quan hệ xã hội phục vụ phát triển cộng đồng. Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, người khuyết tật, sức khỏe học đường, sức khỏe người cao tuổi, phát triển y học cổ truyền và biến đổi khí hậu.

Hợp tác vận động các tổ chức phi chính phủ, chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ trên trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, Trung tâm còn vận độngchính sách y tế; Cải thiện dịch vụ y tế dựa vào cộng đồng; Nước sạch và vệ sinh môi trường; Biến đổi khí hậu và sức khỏe; Sức khỏe sinh sản; Phòng chống tai nạn thương tích; Phòng chống HIV/AIDS; Quyền trẻ em; Chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Trong 5 năm qua, thông qua phương pháp và cách thức hoạt động của mình, Yên Bái CDSH đã phối hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nước triển khai các dự án tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án tăng cường năng lực cho người dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và tổ chức hàng chục buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào  chủ yếu ở 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

Trung tâm cũng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, như đề tài ”Nghiên cứu tiềm năng và trồng thử nghiệm một số loài cây thuốc nam bản địa tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”, đề tài "Nghiên cứu tình hình rối loạn glucose máu và đái tháo đường tuổi học đường ở tỉnh Yên Bái"....

Trung tâm còn tham gia các hoạt động tư vấn phản biện như tư vấn phòng chống HIV/AIDS, tư vấn chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe; Tư vấn chăm sóc sức khoẻ răng miệng và dinh dưỡng cho học sinh... 

Trong các hoạt động của mình Trung tâm không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giảng dạy lý thuyết mà phương pháp cầm tay chỉ việc đã được cán bộ Trung tâm phát huy.

Trung tâm đã phối hợp với Việt Tràng An tổ chức các buổi khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc vùng cao xã Púng Luông và La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Trong các đợt khám chữa bệnh cho nhân dân các huyện vùng cao Việt Tràng An đã cử các cán bộ có trình độ chuyên môn cao lên khám chữa bệnh cho đồng bào và hỗ trợ các trang thiết bị Y tế.

Bà Nguyễn Thị Đề - Phó trưởng Phòng khám Đa khoa Việt Tràng An, cho biết chúng tôi đã khám sức khỏe cho người dân nơi đây, giúp người dân phát hiện bệnh sớm và giới thiệu đi điều trị kịp thời đó là một niềm vui mà Trung tâm cũng như Việt Tràng An đã làm được.

yb3 11

Khám bệnh miễn phí cho người dân xã La Pán Tẩn

Trung tâm còn phối hợp với các tổ chức thực hiện các hoạt động tặng quà cho các em học sinh hàng năm. Yên Bái CDSH đã kêu gọi được nhiều đơn vị, tổ chức trên cả nước tham gia vào những hoạt động ý nghĩa này như tổ chức Nhà ấm; VTV6 Đài truyền hình Việt Nam. Nhờ đó mà đã có nhiều phần quà thiết thực từ chiếc chăn ấm, máy chiếu đến những thùng sách vở đã đến được với các em học sinh và các trường có điều kiện khó khăn về trang thiết bị dậy học.

Ông Phạm Khắc Nam - Phó chủ tịch xã Mồ Dề – Huyện Mù Cang Chải cho biết, trong những năm qua đối tượng mà Trung tâm hướng đến, thực tế ở chính hoạt động mà Trung tâm triển khai, thực hiện là sự khác biệt giữa tổ chức này với các tổ chức khoa học công nghệ khác ở tỉnh Yên Bái. Không dàn trải về đối tượng mà chú trọng tập trung ở những đối tượng nghèo.

Trong 5 năm với một tổ chức chưa phải là thời gian dài nhưng kết quả mà Yên Bái CDSH đạt được đã ghi dấu ấn trong ngôi nhà chung của Liên hiệp Hội Yên Bái, góp phần xây dựng thương hiệu của đội ngũ tri thức tỉnh trong hoạt động vì cuộc sống cộng đồng.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.