Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/09/2019 09:38 (GMT+7)

Xu thế phát triển năng lượng ở Việt Nam

Ngày 25/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo Xu thế phát triển năng lượng trong bối cảnh phát triển Kinh tế - Xã hội ở Việt Nam hiện nay. TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và PGS.TS Phạm Ngọc Linh – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội thảo.


TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc, TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, hiện nay Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo để thúc đẩy sản xuất và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, tại hội thảo hôm nay mong rằng các đại biểu đưa ra những phân tích một số khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng tới xu hướng phát triển năng lượng hiện nay; Dự báo nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của năng lượng quốc gia căn cứ trên mô hình tăng trưởng kinh tế; Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam; Vận động tăng cường nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cho năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Những giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam.

PGS.TS Phạm Ngọc Linh – Vụ trưởng Vụ KH, CN&MT, Ban Tuyên giáo Trung ương

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Linh – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Việt Nam cũng đang phải đối diện bài toán tìm nguồn năng lượng mới. Với quy mô kinh tế hiện nay và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng trên dưới 7%/năm, nhu cầu năng lượng nói chung và điện nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, Việt Nam hiện nay đang ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguồn than và khí hóa lỏng từ nước ngoài để phát triển nhiệt điện. Phát triển nhiệt điện đã và đang bộc lộ những hạn chế trong việc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khi hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhiệt điện than, là nguồn chiếm khoảng 48% sản lượng điện trên cả nước.

Ngoài ra, PSG Linh cho biết thêm, để đối mặt với tình trạng này, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là xu thế tất yếu nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào than nhập khẩu, các nguồn năng lượng sơ cấp và góp phần bảo vệ môi trường.

Bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID)

Còn đối với ý kiến của bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) cho biết, cần thiết lập một cơ chế điều phối cấp Nhà nước để thúc đẩy hợp tác liên ngành, xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi công bằng bao gồm cả đẩy mạnh cải cách thị trường điện và giá điện tính đúng, tính đủ, minh bạch.

Ngoài ra, theo bà Khanh thì Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực thi chính sách phát triển năng lượng đồng bộ và rõ ràng, ưu tiên sử dụng hiệu quả năng lượng gắn với phát triển ngành năng lượng tái tạo, hạn chế việc đầu tư thêm các nhà máy sản xuất điện nhiên liệu hóa thạch đốt than, cải thiện lưới điện.

Chính sách phát triển năng lượng tái tạo cần quan tâm cả quy mô tập trung, phân tán và tích hợp để vừa tránh xung đột về đất đai, vừa đảm bảo sinh kế và cơ hội hợp tác mới của người dân và các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng trong chuyển dịch năng lượng.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến và theo ý kiến của các đại biểu thì cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cụ thể về thủy điện nhỏ; Năng lượng gió; Năng lượng sinh khối; Năng lượng mặt trời; Về điện năng thủy triều; Về nhiêu liệu sinh học; Năng lượng khí sinh học.

Được biết, theo kết quả nghiên cứu của Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, dự báo về nhu cầu năng lượng cho thấy, đến năng 2035, tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng tăng gần gấp 2,5 lần so với năm 2015. Năng lượng cuối cùng có thể tăng từ 54 triệu TOE ở năm 2015 lên đến khoảng 90 triệu TOE ở năm 2025. Năng lượng cuối cùng có thể đạt mức 134,5 triệu TOE vào năm 2035. Trong giai đoạn 2016-2025, năng lượng cuối cùng tăng khoảng 5,1%/năm và có xu hướng giảm xuống mức 4,2%/năm ở giai đoạn 2026-2035 phù hợp với mức tăng dần của tăng trưởng GDP và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Trong cả giai đoạn 2016-2035, hệ số đàn hồi nhu cầu năng lượng cuối cùng so với GDP là 0,67 lần. Hệ số này có xu hướng giảm dần trong các giai đoạn 10 năm, ở giai đoạn 2016-2025 là 0,68 sau đó giảm xuống mức 0,64 cho giai đoạn 2026-2035.

Vào năm 2035, mức tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải (chiếm tỷ trọng 27,5%) được dự báo sẽ gia tăng nhanh nhất (5,7%/năm), lĩnh vực công nghiệp (chiếm tỷ trọng 45,3%) có tốc độ tăng 5,0%/năm trong giai đoạn 2016-2035.

Dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng tăng mạnh và một xu thế hợp lý về việc thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế, sau một giai đoạn dài phát triển về chiều rộng, nền kinh tế trong những năm tới sẽ được phát triển theo chiều sâu, góp phần làm giảm cường độ năng lượng và hệ số đàn hồi nhu cầu năng lượng cuối cùng.

Các đại biểu đưa ra những ý kiến tại hội thảo

Quang cảnh buổi hội thảo

Tác giả bài viết: HT

Xem Thêm

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đắk Nông: Tổ chức diễn đàn về tư vấn phản biện
Sáng ngày 19/7/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức diễn đàn khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội đề án “Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Tin mới

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Cần đa dạng hình thức phổ biến khoa học cho giới trẻ
Tại Hội thảo chuyên đề: “Tạo môi trường tốt cho các nhà khoa học tham gia phổ biến khoa học” trong khuôn khổ Hội nghị phố biến kiến thức khoa học 2023 được diễn ra tại Công viên Shougang, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhiều diễn giả đã đưa ra các mô hình, giải pháp để nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học cho giới trẻ.
VUSTA thăm và làm việc tại Trụ sở Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc
Ngày 18/9/2023, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học năm 2023, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch VUSTA làm trưởng đoàn, đã tới thăm và làm việc tại Trụ sở của Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (CAST) tại thủ đô Bắc Kinh.
Phú Yên: Phản biện xã hội về các khoản thu, chi đối với giáo dục công lập
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên phối hợp các Sở, ngành, các Hội vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết Quy định các khoản thu, mức thu và cơ chế quản lý thu, chi các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Vĩnh Long: 41 mô hình, sản phẩm đạt giải Cuộc thi Sáng tạo lần thứ XII
Ngày 16/9, tại Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Tỉnh Đoàn Vĩnh Long tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ XII, năm học 2022 – 2023 (gọi tắt là Cuộc thi) và Phát động Cuộc thi lần thứ XIII, năm 2023-2024.
Kon Tum: Ghi nhận từ Cuôc thi Sáng tạo lần thứ 15
Qua 15 lần tổ chức, Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng (Cuộc thi) của tỉnh đã thực sự là sân chơi trí tuệ của thanh thiếu niên, nhi đồng. Cuộc thi đã khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.