Xử lý kim loại nặng trong đất bằng thực vật
Alyssum bertolonii, một cây hoa dại có tán và hoa màu vàng có thể hút lên và lưu giữ lại được trong thân tới 1% nickel, tức là gấp 200 lần lượng kim loại nặng có thể giết chết hầu hết các loài thựcvật khác. Đây chỉ là một ví dụ trong số hàng trăm thực vật có khả năng thẩm tách và lưu giữ trong thân các kim loại nặng có trong đất. Các nhà khoa học cho rằng, nếu như chúng ta có thể hiểu hết cơchế hoạt động của sự diệu kỳ này, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải tạo đất nông nghiệp. Nhất là trong khi ô nhiễm công nghiệp đang huỷ hoại dần những diện tích trồng trọt cuối cùng trên thếgiới.Các nhà khoa học thuộc ĐH Purdue, West Lafayette, Mỹ, đã tập trung nghiên cứu và tìm ra những loại thực vật có khả năng thẩm tách và lưu giữ một số lượng rất lớn kim loại nặng trong thân, chúng đượcgọi là hyperaccumulators. Họ đã nghiên cứu hơn 20 loài thực vật hoang dại có họ với cây cải bắp. Dựa trên số lượng thực vật đó, họ lựa chọn ra một số loại cải xoong, có tên khoa học là thlaspicaerulescens. Loài cải xoong này rất dễ trồng và mọc được ngay trong phòng thí nghiệm. Hơn thế nữa, chúng được xếp vào những thực vật dòng hyperaccumulators. Nickel, kẽm và cadmium là những ""món ănưa thích"" của chúng.
Trên thực tế, khả năng ""ăn kim loại nặng"" của cải xoong đã được phát hiện từ rất lâu. Năm 1865, khi những người nông dân tiến hành phát quang đất đai để trồng trọt đã phát hiện ra trong thân cảixoong có chứa một lượng lớn kẽm. Kể từ đó, rất nhiều loại thực vật dòng hyperaccumulators được tìm thấy và được sử dụng để loại bỏ kim loại nặng ra khỏi đất. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng mới dừnglại ở mức như một cách truyền bá kinh nghiệm. Hiểu sâu và có thể lai tạo được các giống thực vật này thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Loài thực vật dòng hyperaccumulators có thể mọc được trên nền đất nông nghiệp hoặc công nghiệp bị nhiễm bẩn kim loại nặng. Các nhà khoa học hy vọng rằng với nghiên cứu của họ về dòng thực vật này,những vùng đất rộng lớn bấy lâu bị bỏ hoang có thể được phục hồi. Tuy nhiên, để áp dụng được thành tựu này với quy mô tương đối lớn, chắc chắn cần thêm những nghiên cứu sâu hơn nữa.
Nguồn: http://www.vnn.vn ngày 29/07/2003