Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 16:50 (GMT+7)

Xí nghiệp không nhà máy hay mưu toan chiếm đoạt giá trị?

Một nền kinh tế sẽ ra sao nếu trong đó những tập đoàn lớn không có nhà máy nào, không có xưởng sản xuất nào và thậm chí không có nhân viên nào? Những công ty này sẽ cho đấu giá tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, quốc tế hoá các công đoạn này theo cách chỉ giữ lại những hoạt động tài chính hay, trong trường hợp tốt nhất, cả những hoạt động nghiên cứu và thiết kế.

Bảng kết toán của các công ty này sẽ chỉ nổi lên những tài sản tài chính thể hiện sự kiểm soát những gì chúng thực hiện trên các lĩnh vực của nền kinh tế, cho đến việc phản ánh tài sản của chúng trong các lĩnh vực này. Trong trường hợp giới hạn ở hoạt động tài chính thuần tuý, các xí nghiệp này sẽ không sản xuất gì cả và chẳng có giá trị gia tăng nào được tạo ra từ văn phòng các xí nghiệp này. Tuy nhiên, chắc chắn là khi tổng kết, lãnh đạo các doanh nghiệp này sẽ tự phụ trước các cổ đông về “giá trị” khổng lồ được tạo ra khiến các cổ đông thèm muốn.

Nhưng điều được gọi trong ngôn ngữ tài chính hiện đại là “sáng tạo giá trị cho cổ đông” chỉ là giá tri chiếm đoạt bởi các công ty hoạt động tài chính đối với phần còn lại của nền kinh tế. Thực vậy, sự chiếm đoạt giá trị này thể hiện ở hai dạng. Dạng thứ nhất là thay đổi điều kiện làm việc của lực lượng lao động cho phép tăng sản xuất và năng suất lao động với lượng nhân công giảm, theo đó tăng lợi nhuận. Đó là ý nghĩa của yêu sách của giới chủ trong việc linh hoạt hoá các công việc mà mục tiêu cuối cùng là thay đổi việc phân chia giá trị gia tăng giữa việc làm và vốn. Dạng chiếm đoạt giá trị thứ hai được dấu đằng sau khẩu hiệu “sáng tạo” là sự thay đổi việc phân chia giá trị gia tăng giữa những chủ sở hữu vốn. Trong cả hai trường hợp đều có một sự chia rẽ, một mặt giữa những người lao động và giới tư bản, và mặt khác trong giới tư bản với nhau.

Hai hiện tượng này không mới. Chúng là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Thế kỷ 19, Marx đã phân tích những hiện tượng này. Hiện tượng đầu tiên thể hiện các cơ chế tăng tuyệt đối và tương đối giá trị thặng dư lấy của người làm công ăn lương. Hiện tượng thứ hai bắt nguồn từ sự tự do hoàn toàn trong luân chuyển các nguồn vốn. Các ngành rất đặc trưng cho chủ nghĩa tư bản (thường ở vị trí thống trị) chiếm hữu một phần giá trị tạo ra của các ngành ít đặc trưng tư bản hơn (thường ở vị trí bị thống trị).

(L’entreprise sans usines ou la captation de la valeur, par Jean-Marie Harribey, Le Monde, 2/7/2001)

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).