Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/07/2014 18:13 (GMT+7)

Xã hội hóa bảo vệ môi trường: Cần “đòn bẩy”!

  Chưa được “đối xử” công bằng!

 Hoạt động xã hội hóa về BVMT ở Việt Nam những năm qua đã có những chuyển biến,  rõ nét nhất là trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải rắn. Tại TP.Hồ Chí Minh, các thành phần tư nhân  tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã đạt tỷ lệ 40%. Ở Hà Nội, hiện nay ngoài Công ty URENCO còn có các đơn vị ngoài quốc doanh tham gia thu gom chất thải rắn như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công.

 Đáng chú ý, tại nhiều địa phương trên cả nước cũng đã có các đơn vị tư nhân thực hiện như Công ty thị chính Kiến An và Công ty công trình công cộng Đồ Sơn ở Hải Phòng, Công ty cổ phần công nghiệp Cẩm Phả và Công ty TNHH An Lạc Viên ở Quảng Ninh, Công ty TNHH Huy Hoàng ở Lạng Sơn… Trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn cũng đã có sự tham gia của khối tư nhân như Công ty SERAPHIN, Tâm Sinh Nghĩa, Thủy lực máy…

 Nhiều viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn tư nhân, quy tụ những chuyên gia môi trường, đang là lực lượng chính trong việc tư vấn, thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các doanh nghiệp, đánh giá môi trường chiến lược cho các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của nhiều cơ quan quản lý.

 Tuy đã có một số lượng khá các đơn vị tư nhân tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý môi trường song hiện vấn đề  xã hội hóa BVMT cũng đang có khá nhiều bất cập. Cụ thể, chưa xây dựng được các quy định pháp lý để khuyến khích khối tư nhân tham gia sâu rộng hơn nữa vào BVMT như trong lĩnh vực xử lý, phục hồi các điểm ô nhiễm, lĩnh vực công nghiệp môi trường; chưa tạo được cơ chế cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước tham gia BVMT.

Cần nhiều hơn nữa các công trình xử lý nước thải BVMT

Chi ngân sách – bánh nhỏ khó chia

 Việc hình thành mục chi riêng ngân sách Nhà nước về sự nghiệp môi trường đã tạo chuyển biến to lớn trong công tác BVMT. Tuy nhiên, không ít điểm nóng, vấn đề bức xúc về môi trường, cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng chưa được quan tâm xử lý triệt để.

 Theo thống kê của Bộ TN&MT, có khoảng 30% trong gần 200 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung. Còn tại các cụm công nghiệp (CCN), vấn đề xả thải hiện còn nhiều bất cập, có tới 40% trong số gần 900 CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chính vì vậy, lượng xả thải không qua xử lý tại các KCN - CCN còn rất lớn.

 Trong khi đó, ngân sách chi cho BVMT mới chỉ tập trung vào những đề án lớn có yêu cầu vốn đầu tư cao như xử lý môi trường các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai, xây dựng hệ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia mà ít chú trọng vào những hoạt động môi trường khác.

 Khoảng 80 - 90% nguồn chi sự nghiệp môi trường hàng năm sử dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, việc pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức chi cho công tác xử lý chất thải rắn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chi phân tán, chưa cân đối được nguồn tài chính cho hoạt động này. Chưa kể, nhiều địa phương chưa bố trí đủ 1% chi ngân sách cho BVMT.

 Môi trường ở các khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị có mật độ dân số cao… vẫn tiếp tục bị xuống cấp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Việc xử lý rác thải còn nhiều bất cập, hầu hết các địa phương sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình một bãi chôn lấp/đô thị, trong đó 85% - 90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

  Đâu là đòn bẩy?

 Trong khi ngân sách chi cho BVMT đang còn rất hạn hẹp, mới chỉ tập trung vào những đề án lớn có yêu cầu vốn đầu tư cao như xử lý môi trường các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai, xây dựng hệ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia mà ít chú trọng vào những hoạt động môi trường khác. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường vẫn đang là định hướng quan trọng trong thời điểm hiện nay.

 Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa thế mạnh của khối tư nhân, tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, rất cần phải có những chính sách, định hướng hỗ trợ một cách tích cực để họ tham gia.

 Không phải tới thời điểm này, việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường mới được nhìn nhận, mà nó đã được xác định trong Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị. Theo đó, phải làm rõ được trách  nhiệm BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất dịch vụ. Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT.

 Việc còn lại là, trong khi vận dụng cơ chế, chính sách vào thực tiễn, cần ưu tiên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về BVMT. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT, khen thưởng các điển hình tiên tiến về BVMM bằng những hành động cụ thể.

 Đặc biệt, cần quan tâm thực hiện bằng được các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng hợp lý đối với cả các đối tác Nhà nước cũng như các đối tác tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT.

 Đồng thời, đề cao vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong BVMT, giám sát BVMT. Đưa BVMT vào nội dung các hoạt động của cộng đồng dân cư. Lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để tôn vinh khen thưởng.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.