WTO là gì?
WTO được thành lập từ ngày 1/1/1995.
Tổ chức WTO là sự kế tục và mở rộng hoạt động của tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - ký hiệu viết tắt là GATT.
GATT ra đời từ sau Đại chiến thế giới lần II. Lúc đó, có 23 nước sáng lập ra GATT đã đề ta những nguyên tắc và thể lệ cho thương mại thế giới. Các nước sáng lập đã tiến hành đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân các nước thành viên.
GATT đã tiến hành tiếp đó tất cả 8 vòng đàm phán vào thập niên 70 của thế kỷ XX, đặc biệt từ vòng đàm phán Urugoay (1886-1994), GATT đã mở rộng phạm vi đàm phán từ thuế quan sang xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi của các vấn đề quan trọng khác trong thương mại quốc tế như hàng rào phi quan thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ hàng nông sản, dệt may, cơ chế giải quyết tranh chấp…
Khi diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng thì GATT vì chỉ là một hiệp định nên không còn thích hợp nữa. Vì vậy, khi kết thúc đàm phán Urugoay vào ngày 15-4-1994 tại Maraket (Maroc) các thành viên GATT đã quyết định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (tức WTO) để kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT.
Sau ngày đó, sáu tháng sau, vào ngày 1-1-1995, WTO chính thức được thành lập và họat động… Cần lưu ý là trên thế giới hiện nay, sau Đại chiến thứ II, cả hành tinh đã có một tổ chức bao trùm mọi họat động của các quốc gia. Đó là Liên hợp quốc (viết tắt là ONU) với bao tổ chức của Liên hợp quốc như UNICEF (tổ chức thiếu nhi), UNESCO (cơ quan văn hóa xã hội)… nhưng WTO lại là tổ chức độc lập ngoài Liên Hợp quốc, trở thành tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế.
4 chức năng chính của WTO
Vì WTO là tổ chức độc lập ngoài Liên hợp quốc quản lý luật lệ về thương mại quốc tế nên chức năng của WTO cũng là chức năng thương mại.
Có 4 chức năng chính như sau:
1. Đề xuất các công cụ pháp lý điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên toàn thế giới và tạo điều kiện thực thi các công cụ pháp lý đó.
2. Thành diễn đàn đàm phán giữa các quốc gia thành viên về các vấn đề đã có và mới đề ra nhằm mở rộng tự do hóa thương mại.
3. Giải quyết các vấn đề tranh chấp, bất đồng xảy ra giữa các quốc gia thành viên.
4. Kiểm tra, theo dõi thường kỳ các chính sách thương mại của các nước thành viên.
5 nguyên tắc cơ bản của WTO
1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử, bao gồm:
- Quy chế tối huệ quốc, đối xử bình đẳng giữa các quốc gia. Các nước có thể ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc tham gia các hiệp định thương mại.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa.
2. Tự do hóa thương mại từng bước, thông qua đàm phán:
- Giảm thuế quan và xóa bỏ các rào cản thương mại, không được nâng thuế suất vượt quá mức thuế ràng buộc.
- Được từng bước thay đổi chính sách của quốc gia thành viên thông qua “lộ trình tự do hóa từng bước”.
3. Tính minh bạch và ổn định được tăng cường:
- Tạo môi trường thương mại minh bạch, ổn định và dễ dự đoán. Các chính phủ quốc gia thành viên phải công bố công khai các chính sách, biện pháp thương mại.
- Các cam kết đã thỏa thuận phải được giữ vững. Quốc gia thành viên nào muốn sửa đổi các cam kết phải đàm phán và được các đối tác chấp thuận.
4. Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng:- Các quy định về chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ nhằm ngăn chặn các biện pháp thương mại không lành mạnh.
- Các quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh mở, bình đẳng.
5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế:
- Dành sự trợ giúp đặc biệt và các chính sách thương mại thuận lợi cho các nước đang phát triển.
- Thời hạn linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO đối với các nước đang phát triển.
Việt Nam gia nhập WTO như thế nào?
|
2. Tháng 12/1994, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Từ đó đến nay đã phải tiến hành những công việc đàm phán sau đây:
Phải tiến hành Hai giai đoạn
- Giai đoạn đầu: Minh bạch hóa chính sách.
- Giai đoạn 2: Mở cửa thị trường.
Phải tiến hành theo Hai phương thức bổ sung cho nhau:
- Đàm phán Đa phương được tiến hành ở Ban công tác về gia nhập WTO - tập trung vào thể chế, chính sách.
- Đàm phán Song phương - được tiến hành giữa nước (một nước xin gia nhập với một nước thành viên cũ của WTO) nhằm vào vấn đề mở cửa thị trường. Nước xin gia nhập chỉ đàm phán về những cam kết, ưu đãi thương mại dành cho đối tác chứ không thể đòi hỏi sự ưu đãi của bên đối tác. Vì vậy nên việc đàm phán song phương này rất phức tạp.
Năm 2004, Việt Nam đạt được thoả thuận đầu tiên với Cuba. Suốt 5 năm, qua đàm phán đa phương với Ban công tác và đàm phán song phương với 28 nước, mãi đến tháng 5/2006, Việt Nam mới đạt được thoả thuận với Mỹ, kết thúc đàm phán song phương.
Tổng cộng 12 năm, Việt Nam đã phải thực hiện quá trình đàm phán để gia nhập WTO, để có thể được WTO phê chuẩn vào ngày 10/10/2006.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập ngôi nhà chung của kinh tế thế giới.
WTO có những tổ chức nào?
1. Cơ quan Quyền lực cao nhất là Hội nghị Bộ trưởng - họp ít nhất 2 tháng/lần.
2. Đại hội đồng bao gồm đại diện có thẩm quyền của tất cả các cthành viên, có chức năng Thường trực và Báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng. Đại hội đồng còn có vai trò giải quyết tranh chấp và kiểm tra chính sách của WTO.
3. Ba hội đồng của WTO là:
- Hội đồng hàng hóa - điều hành công việc của 11 uỷ ban và cơ quan giám sát hàng Dệt.
- Hội đồng dịch vụ gồm các uỷ ban về dịch vụ tài chính và Ủy ban về các cam kết cụ thể.
- Hội đồng các khía cạnh thương mại và sở hữu trí tuệ.
Nguồn: KH&ĐS Chuyên đề NTDTTS&MN Số 3 10/11/2006