Vĩnh Phúc: Phản biện đề án về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các lĩnh vực sản phẩm linh kiện, phụ tùng cao cấp cho các ngành công nghiệp sản xuất/lắp ráp ô tô, xe máy, ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghiệp diệt may, da giầy, công nghiệp công nghệ cao…Toàn tỉnh hiện có 43 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, 17 doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí, chế tạo, 49 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp điện, điện tử, 06 doanh nghiệp dệt/may, da giày và 15 doanh nghiệp thuộc các ngành hỗ trợ công nghiệp khác.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ là chìa khóa thúc đẩy công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phát triển, là nhân tôt quan trọng đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Chính vì vậy, việc tư vấn, phản biện vào đề án khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2025” càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn.
Góp ý vào dự thảo các đại biểu đều cho rằng đơn vị tư vấn cần làm rõ khái niệm công nghiệp hỗ trợ là gì; Các cơ sở pháp lý cần thiết có liên quan đến đề án; nên đưa ra những chính sách hỗ trợ cụ thể hơn ở tỉnh, các chế độ khuyến khích cần có định lượng rõ ràng; ngay từ tên đề án cũng nên ghi giai đoạn rõ ràng, cụ thể; cần phân định rõ giữa nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Tại Hội thảo các đại biểu thống nhất đề nghị đơn vị soạn thảo tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đề án trước khi trình cấp trên phê duyệt.