Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/11/2023 11:13 (GMT+7)

Vĩnh Long: Tim giải pháp trồng cam theo hướng phát triển bền vững

Ngày 24/11, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Vĩnh Long đã phối hợp Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Trồng cam theo hướng phát triển bền vững”.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch Liên Hiệp Hội Thái Văn Tào; Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm;Phó Giám đốc thường trực PHVL- Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thị Thý Liễu; Chủ tịch Hiệp Hội Giống Nông Nghiệp tỉnh Phan Nhựt Ái chủ trì hội thảo

 Liên hiệp Hội, Hiệp Hội Giống NN, Sở NN&PTNT và các phòng, đơn vị trực thuộc, Sở KH&CN, Hội Nông dân tỉnh, UBND và Phòng NN&PTNT các huyện, thị và Phòng Kinh tế TPVL, Liên minh HTX; Cán bộ phụ trách Tổ hợp tác/Họp tác xã của 02 xã Thuận Thới và Thới Hòa - huyện Trà Ôn, nhà vườn, hộ nông dân trồng cam trên địa bàn 02 xã Thuận Thới và Thới Hòa, Giảng viên, sinh viên, Các tác giả có bài tham luận tại hội thảo và phóng viên Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, đến dự và đưa tin.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 18.000ha trồng cam, tập trung tại 3 huyện Trà ôn, Tam Bình và Vũng Liêm, số còn lại được trồng rải rác ở các huyện khác trong tỉnh. Trong những năm gần đây, phong trào nông dân trồng cam sành trên đất lúa phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh. Đây được xem là hiện tượng “tăng trưởng nóng”, bởi lợi nhuận trước mắt rất cao, bình quân 1ha từ 500- 600 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng có thời điểm cam sành rớt giá mạnh, chỉ còn khoảng 2.000đ/kg. Do đó, ngoài việc cần quan tâm kỹ thuật canh tác nhằm đảm bảo đủ yếu tố kỹ thuật, ổn định cho đầu ra sản phẩm, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm đất và môi trường sống thì cần kiểm soát quy hoạch không để xảy ra tình trạng nông dân ồ ạt tăng quá nhanh diện tích.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày, thảo luận các vấn đề về thực trạng, định hướng phát triển cam sành trên địa bàn tỉnh; đề xuất các giải pháp trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; tuân thủ các quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VIET GAP, GLOBAL- GAP; sản xuất theo hướng hữu cơ, khắc phục sự suy thoái đất trồng cam sành; nâng cao giá trị nông sản theo hướng tuần hoàn, ... góp phần hình thành vùng trồng, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho cây cam, hướng tới phát triển kinh tế xanh, kinh tế bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu theo định hướng chung của tỉnh.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).