Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/11/2005 14:41 (GMT+7)

Viêm giác mạc - kết mạc mắt ở trâu bò

Nguyên nhân

Bệnh do ruồi truyền lây cho gia súc, do những loài vi sinh vật gây ra viêm giác mạc - kết mạc hay còn gọi là bệnh viêm mắt đỏ.

Bệnh thường xảy ra vào các tháng mùa nóng trong năm ở các loài nhai lại như: trâu, bò, dê, cừu với nhiều loài vi sinh vật gây bệnh cho gia súc. Mỗi một loài khác nhau, do những vi sinh vật khác nhau gây bệnh. Vì vậy, vi khuẩn gây bệnh cho trâu, bò không lây lan sang dê, cừu.

Cách lây lan

Bệnh chỉ lây lan do tiếp xúc trực tiếp khi nhốt đông gia súc trong một chuồng hoặc do ruồi làm lây lan mầm bệnh từ con này sang con khác khi chúng kiếm ăn quanh mắt bị viêm, vô tình mang mầm bệnh sang con khác.

Triệu chứng

Trâu bò có thể bị viêm một mắt hoặc cả hai mắt. Sau thời gian nung bệnh vài ngày, thấy niêm mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, chớp mắt liên tục và né ánh sáng chói. Ở giai đoạn tiếp theo, xuất hiện một điểm đục ở giữa mắt rồi lan rộng trong khoảng một tuần, toàn bộ mắt có màu trắng đục hoặc trắng ngà, gây ra hiện tượng mù tạm thời. Nhiều trường hợp lớp giác mạc - kết mạc - thể mi viêm nặng, sưng to, đẩy các nếp gấp thể mi lồi ra khỏi hốc mắt trông như lưỡi trai, gia súc không chớp được mắt. Cuối giai đoạn, thường phát triển vết loét lõm xuống ở giữa mắt, các triệu chứng giảm dần trong khoảng một tháng sẽ khỏi hẳn, nhưng để lại một vết sẹo ở giữa mắt với một lớp màng trắng mờ nhạt. Một số trường hợp khác, vết loét nặng có thể vỡ ra gây mù vĩnh viễn. Bệnh sảy ra ở mọi lứa tuổi, những gia súc non thường bị nặng hơn.

Điều trị:

Bệnh có thể tự khỏi, nhưng nhiều trường hợp có thể dẫn đến mù loà. Vì vậy, điều trị sớm để loại trừ căn nguyên là rất quan trọng.

Chúng tôi đã điều trị những trường hợp bị viêm giác mạc - kết mạc ở trâu, bò tại tỉnh Thái Nguyên theo phác đồ điều trị như sau:

1. Sử dụng kháng sinh tiêm:

Chọn loại kháng sinh phổ rộng tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào dưới lớp kết mạc mắt hiệu quả rất cao.

Có thể dùng một trong các loại thuốc kháng sinh sau:

- Ampicillin: 15mg/kg thể trọng/ngày.

- Tetracyclin: 5-7mg/kg thể trong/ngày.

Tiêm liên tục 3-5 ngày, phối hợp với thuốc trợ lực.

2. Sử dụng thuốc tra mắt:

-Trường hợp mắt bị kéo màng giả ta dùng bài thuốc như sau:

Mai mực hoặc bột vỏ sò, tán mịn.

Cách chế mai mực hoặc bột vỏ sò:

- Mai mực: Cho mai mực vào bếp than củi đun cháy rực khi thấy mai mực đỏ rực, không còn ngọn lửa là được.

- Vỏ sò: Cho vỏ sò ủ vào đống trấu rồi đốt trấu cháy âm ỉ, khi tàn, ta nhẹ nhàng gạt bỏ phần vỏ trấu, chọn những vỏ sò đã cháy hết, tán thật mịn.

Lấy một tuýp thuốc mỡ Tetracyclin, bóp thuốc ra một cái chén uống nước (đã khử trùng) cho bột mai mực hoặc vỏ sò vào trộn đều, dùng ngón tay trỏ để bết thuốc đưa vào mắt trâu bò. Ngày tra 2 lần cho đến khi mắt trâu, bò trở lại bình thường.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 83(1801)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.