Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 28/06/2007 00:09 (GMT+7)

Vì sao đèn huỳnh quang lại tiết kiệm điện hơn đèn sợi đốt?

Nguyên nhân căn bản là do phương thức phát sáng của đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt khác nhau. Đèn sợi đốt phát sáng nhờ vào dòng điện thông qua hiệu ứng nhiệt do sợi đốt bóng đèn tạo ra. Bất kỳ một vật thể nào khi được tăng nhiệt tới hơn 525 0C đều sẽ phát sáng. Hơn nữa, hiệu suất phát sáng sẽ tăng lên tuỳ vào sự tăng cao của nhiệt độ, nên người ta thường dùng dây vônfram có điểm cháy cao (3410 0C) làm dây tóc bóng đèn.

Nguyên lý phát sáng của đèn huỳnh quang hoàn toàn khác. Bên trong thành ống đèn của đèn huỳnh quang có quét một lớp chất huỳnh quang, hai đầu có gắn các điện cực, bên trong bóng đèn bơm đầy khí Acgon và một ít thuỷ ngân. Khi có dòng điện chạy qua, điện cực phát xạ ra các hạt điện. Những hạt điện này sẽ vận động sang đầu kia bên trong đèn với tốc độ rất cao. Trên đường vận động, khi gặp phải các phân tử, Acgon sẽ phóng ra nhiều các hạt điện hơn. Một lượng lớn các hạt điện va đập vào các phân tử thuỷ ngân bay hơi làm cho các phân tử này có được nguồn năng lượng từ bên ngoài và đạt được mức năng lượng cao. Khi những phân tử này ở trạng thái cao, năng lượng quay lại trạng thái bình thường, nó sẽ phát xạ các năng lượng dư thừa ra bằng tia tử ngoại. Chúng ta không nhìn thấy tia tử ngoại, nhưng sau khi nó bị chất huỳnh quang trên vách ống đèn hút hết thì chất huỳnh quang sẽ phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy. Vì vậy, trong quá trình phát sáng của đèn huỳnh quang, nhiệt lượng sinh ra rất ít, ánh sáng mà nó phát ra là một dạng ánh sáng lạnh. Điều này làm cho hiệu suất phát sáng của đèn huỳnh quang được nâng cao rõ rệt và sẽ tiết kiệm điện hơn đèn sợi đốt.

Chất huỳnh quang khác nhau có thể phát ra ánh sáng với tần suất khác nhau và chúng ta có thể nhìn thấy các ánh sáng với màu sắc khác nhau. Nếu lựa chọn chất huỳnh quang thích hợp, có thể làm được ánh sáng của đèn huỳnh quang giống với ánh sáng mặt trời, đây chính là đèn mặt trời mà chúng ta thường nói.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.