Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 30/06/2005 00:57 (GMT+7)

Vi khuẩn làm sạch vũ khí hóa học

Tiến sỹ Inna Ermakova và đồng nghiệp ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã khảo sát khả năng sử dụng vi khuẩn Pseudomonas putida để chuyển hóa các sản phẩm độc hại được chứa trong các khối phản ứng xuất hiện khi chất mustard của vũ khí hóa học bị phá hủy bằng phương pháp khử độc hóa học. Thông thường, phương pháp đốt cháy hoặc một quy trình xử lý được gọi là “quét bitum” được sử dụng để giải quyết những khối phản ứng, tuy nhiên cả hai phương pháp này đều tốn kém và có hại cho môi trường. Mustard là một nhân tố gây bỏng được sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Nó có thể gây ra những vết bỏng sâu trên da và gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp và các cơ quan bên trong nếu ăn hoặc hít vào phổi. Hóa chất này chiếm tới 12% lượng chất vũ khí hóa chất của Nga. Khoảng 60% khối phản ứng mustard gồm có các dẫn xuất của một hợp chất độc có tên perhydrothianize 1,4 (PHT).

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Ermakova đã phát triển Pseudomonas putidabằng phương pháp cấy ghép với khối phản ứng mustard. Sau đó họ điều khiển các mức chất dẫn xuất PHT bằng phương pháp cấy ghép cho đến khi vi khuẩn này dừng sinh trưởng, bằng cách sử dụng monoethanollamine (MEA) và ethylene glycol (EG) cho sự sinh trưởng-đây là hai hợp chất còn lại của quá trình khử độc ban đầu xảy ra trong khối phản ứng. Các kết quả cho thấy các mật độ của mỗi một dẫn xuất PHT giảm đáng kể khi Pseudomonas putidađược sinh trưởng với sự có mặt của những nguồn cácbon này. Theo thời gian vi khuẩn này dừng sinh trưởng, mật độ của các dẫn xuất PHT đã giảm xuống tới 50-55%. Khi cho thêm MEA và EG vào, mức giảm tổng thể của PHT là 83%. Khi không có sự hiện diện của một nguồn cácbon khác ngoài PHT, các mức PHT vẫn duy trì được cố định. Khi không có sự có mặt của vi khuẩn, các mật độ PHT cũng vẫn được duy trì cố định.

Mặc dù các tác giả gợi ý rằng PHT tiến hành việc chuyển hóa bằng các tế bào vi khuẩn khi có mặt một chất nền tăng trưởng (MEA/EG). Tuy nhiên, vì các tế bào không tăng trưởng chỉ với sự có mặt của một mình PHT, nên các tác giả kết luận rằng vi khuẩn này không thể sử dụng chúng để tăng trưởng. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng dòng vi khuẩn này có thể được sử dụng trong các liên kết thực vật-vi khuẩn để tạo ra một thế hệ các công nghệ sinh học mới để xử lý đất bị nhiễm độc do các chất của vũ khí hóa chất hay các sản phẩm do việc khử độc những loại vũ khí này tạo ra.

Ermakova kết luận, tận dụng sinh học hợp chất hữu cơ của các khối phản ứng là một phương pháp công nghệ sinh học đảm bảo sự an toàn tối đa cho môi trường, vì những chất ô nhiễm được phân hóa một cách tự nhiên thành những sản phẩm không độc ví dụ như cácbon điôxít và nước, cũng như sinh khối vi khuẩn.

                                                                 Nguồn: vista.gov.vn        20/5/2005

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...